Theo số liệu cung cấp của Bộ NN & PTNT trong gần nửa tháng đầu năm, mặc dù có trải qua những khó khăn, nhưng thị trường nông sản xuất khẩu vẫn có những bước tiến quan trọng. Chúng ta sở hữu 7 nhóm sản phẩm đạt giá trị xuất khẩu hơn 1 tỉ USD.
Đặc biệt, Gạo và Rau quả chính là hai mặt hàng trọng điểm đạt tỷ lệ phần trăm gia tăng mạnh nhất với lần lượt là 34% và 64%.
Bộ NN & PTNT sẽ tiếp tục đàm phán và ký kết các quyết định đầu tư hướng đến thị trường “tỷ dân” Trung Quốc – đây cũng chính là một trong những đầu mối xuất khẩu chính ngạch của Việt Nam với các loại sản phẩm như dừa, hoặc trái cây có múi.
Trong khi đó, Mỹ cũng là thị trường tiềm năng không kém với rất nhiều thương vụ đầu tư trọng điểm tại Việt Nam như “Siêu Cảng Cái Mép Thị Vải”, “ Đề Án 1 Triệu Ha Lúa Chất Lượng Cao”. Trong khi đó, Nhật Bản sẽ là địa điểm dừng chân lý tưởng của thanh long và xoài tươi.
Như vậy ta có thể thấy rằng tiềm năng thị trường trái cây & rau củ quả xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn rất lớn. Cùng Mega A Logistics Company tiếp tục “truy tìm” kho báu của ngành Nông Nghiệp nước nhà nhé!.
Mở Rộng Danh Mục Trái Cây Xuất Khẩu
Trong bài phát biểu tại “Festival Quốc Tế Ngành Hàng Lúa Gạo Việt Nam – Hậu Giang 2023”, thứ trưởng bộ NN&PTNT khẳng định rằng: “Trung Quốc chính là thị trường quan trọng thiết yếu và hàng đầu cho tất cả sản phẩm Nông Lâm Thủy Hải Sản của Việt Nam”.
Gần như các mặt hàng gạo, trái cây xuất khẩu sang Trung Quốc đều có dấu hiệu tăng trưởng rất tốt. Đặc biệt, sầu riêng nổi lên như “một hiện tượng” khi liên tục đạt được những kỷ lục cho ngành Nông Nghiệp nước nhà và tạo ấn tượng tốt tại thị trường Tỷ Dân.
Cụ thể như sau:
- 180.000 Tấn sầu riêng đã được xuất khẩu đạt kim ngạch ước tính khoảng 850 triệu USD.
- Con số này có thể vượt mốc 1 tỷ USD khi hết năm 2023.
Kế đến, 2,75 tỷ USD là thành quả của quá trình xuất khẩu vải thiều, thanh long cùng nhiều loại trái cây khác. Đạt mức tăng khoảng 70% so với cùng kỳ năm 2022.
Thứ trưởng Bộ NN & PTNT cũng thông tin đến người dân rằng: “Bộ sẽ hợp tác với Hợp Tác Xã và các bộ ngành liên quan mở rộng thêm mã số vùng trồng, phát triển cơ sở đóng gói để đảm bảo chất lượng lẫn giá trị xuất khẩu bền vững. Bên cạnh đó, những mặt hàng nông sản & rau quả đã ký kết thì tiếp tục gia tăng sản lượng xuất khẩu.”
Tham khảo: Thực Phẩm Ăn Liền Và Mạng Lưới Vận Chuyển Bền Vững
Hiện nay, Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn đang rất tích cực đàm phán với Tổng Cục Hải Quan Trung Quốc để thúc đẩy tiến trình ký kết các nghị định thư. Trong đó sẽ liệt kê cụ thể 7 mặt hàng trái cây xuất khẩu chính của Việt Nam.
Có thể nói, sự hợp tác Song Phương của hai Quốc Gia không chỉ đa dạng hóa, gia tăng lực của ngành Nông Lâm Thủy Hải Sản Trung Quốc mà còn mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội, tiềm năng khẳng định thương hiệu trên thị trường Quốc Tế. Đây sẽ là bước đệm vững chắc để Việt Nam chinh phục những thị trường khó tính như Châu u, Châu Mỹ, Châu Úc.
Bộ NN & PTNT cũng đã thông báo đến các đơn vị và doanh nghiệp liên quan tiếp tục triển khai hoạt động xuất dừa tươi sang Mỹ, chốt phương án về xoài và thanh long tươi đến thị trường Nhật Bản vào giai đoạn Quý IV/2023.
Một thông tin quan trọng và ý nghĩa hơn cả trong xuyên suốt Quý IV/2023, các doanh nghiệp và Bộ NN & PTNT sẽ tiếp đón các phái đoàn thanh tra của EU đánh giá hệ thống kiểm soát chất lượng và độ an toàn của thực phẩm thủy sản cùng các cơ sở chế biến.
Có thể nói, sau rất nhiều lần bị những “án phạt” về chất lượng sàn phẩm từ EU, đây là cơ hội tốt để Việt Nam chứng minh được thực lực và những tiến bộ đáng kể của ngành Nông Nghiệp trong suốt thời gian qua.
Ấn Tượng Hạt Gạo Việt Nam Ghi Danh Bản Đồ Lương Thực Thế Giới
Việt Nam nổi tiếng đã lâu và đạt được nhiều thành tựu với ngành nông nghiệp lúa nước từ thời ông cha ta. Tuy nhiên, 2023 có lẽ là một năm vô cùng đặc biệt của ngành Nông Nghiệp nói chung và lúa nước nói riêng.
Như thông tin của Mega A Logistics Company đã chia sẻ, Việt Nam vinh dự tổ chức Festival Quốc Tế Ngành Hàng Lúa Gạo Việt Nam 2023 – Hậu Giang 2023 với sự góp mặt của hơn 200 đại biểu cùng các đoàn doanh nghiệp Quốc Tế, diễn ra trong 4 ngày từ 11/12 – 15/12/2023. Một lễ hội ghi dấu ấn “từng bước chân” trên hành trình đầy nỗ lực của “hạt gạo Việt” chạm đến những thị trường trong mơ.
Trong bối cảnh, không ít quốc gia & vùng lãnh thổ phải gia tăng nhập khẩu khi đối mặt với thực trạng El Nino thì Việt Nam vẫn đảm bảo cân bằng bền vững tỉ lệ xuất siêu và nhập siêu đối với các mặt hàng trọng điểm để duy trình tính ổn định của nền kinh tế.
Tham khảo: Việt Nam Đưa Ngành Logistics Đến “Con Đường Màu Xanh”
Đặc biệt đối với khía cạnh Nông Nghiệp, Chính phủ đã chủ trương ứng dụng rất nhiều chính sách và thực hiện quy trình kiểm định, chọn lọc nghiêm ngặt. Cục Trồng trọt đã phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát tình hình nguồn nước ở mỗi địa phương để có kế hoạch bố trí cơ cấu thời vụ, chọn giống phù hợp, điều tiết thủy lợi… từ đó đảm bảo ít bị thiệt hại nhất, đảm bảo nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Nhờ làm tốt những công tác ấy kết hợp với kiến thức thâm canh cùng khoa học kỹ thuật, năng suất sản lượng lúa của Việt Nam đạt mức tốt nhất khu vực Đông Nam Á. Và năm 2023 được xem là năm thành công rực rỡ của nền Nông Nghiệp Lúa Nước. Cụ thể
- Khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long đạt mức hơn 7 triệu tấn gạo.
- Bình Đình bất ngờ mang về kỷ lục sản lượng cao nhất trong vòng 20 năm vừa qua với gần 8.2 triệu tấn/ha.
- Đặc biệt hơn, tất cả thành phẩm của cây lúa như vỏ trấu, rơm đều có thể được tận dụng và mang về nguồn lợi nhuận ổn định cho Việt Nam. Với mức tăng trưởng như thế, năm 2023 chúng ta chắc chắn đạt hơn 8 triệu tấn gạo/ha xuất khẩu và thu về khoảng 4 tỷ USD.
Không chỉ gạo, Trung Quốc cũng đang thúc đẩy và khuyến khích đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu như rau củ quả, cà phê, hạt điều,…Việt Nam cần tập trung khai thác tối đa và phát huy hết điểm mạnh của mình.
Trích dẫn lời chia sẻ của Thứ trưởng Bộ NN & PTNT ông Phùng Đức Tiến rằng: “ Tùy cơ cấu thị trường và ngành hàng, từ nay đến cuối năm bộ sẽ có những điều hành linh hoạt, thích ứng với bối cảnh mới để đạt được mục tiêu xuất khẩu nông lâm thủy sản cả năm 54 – 55 tỷ USD”.
Độ lớn và tiềm năng của mặt hàng nông sản Việt Nam được minh chứng rất cụ thể thông qua các con số. Báo cáo của Cục Trưởng Cục Trồng Trọt – Ông Nguyễn Như Tiệp cho biết. xuất khẩu rau củ quả Việt Nam có thể chạm mốc 10 tỉ USD/năm. Trong đó, Trung Quốc vẫn là thị trường thiết yếu và chúng ta sẽ chủ động tiếp cận, mở rộng thêm tại các thị trường tiềm năng như Châu Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Châu Âu
Ông cũng cho hay giai đoạn 2024, Bộ NN & PTNT và Cục Trồng Trọt cũng quyết định ban hành thêm những chính sách mới phù hợp với tiêu chuẩn thế giới để đánh giá chất lượng sản phẩm trước khi xuất khẩu. Không những thế, tiến độ kiểm tổng thể quy trình sẽ được thực hiện đều đặn từ 3 – 4 lần trong một Quý để đảm bảo tất cả doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất tuân thủ đúng nội quy.
Nếu chấp hành tốt tất cả chính sách, Bộ dự kiến mỗi doanh nghiệp có thể đạt đến mức khoảng 30 container mỗi tháng và kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng đều từ 20 – 30% mỗi năm.
Chiến Lược Thiết Thực Giá Trị Dài Hạn Cho Nông Sản Việt Nam
Bám vào mục tiêu vững chắc tại thị trường Trung Quốc và mở rộng sản lượng xuất khẩu cho Nông Sản Việt Nam, Chính phủ và các cá nhân, doanh nghiệp đã nỗ lực xây dựng những chiến lược bền vững bám sát mục tiêu ban đầu và hỗ trợ hết mình cho ngành Nông Lâm Thủy Hải Sản.
Là một đơn vị vận tải có nhiều năm kinh nghiệm tại hơn 50 Quốc gia & vùng lãnh thổ, Mega A Logistics luôn khát vọng mang hình ảnh Nông Sản Việt Nam vươn đến những điều đặc biệt tại thị trường Quốc Tế. Đó chính là một trong những lý do vì sao Mega A Logistics Company tự hào là đơn vị tiên phong và được “chọn mặt gửi vàng” trong tiến trình hình thành Hệ Thống Logistics Xuyên Biên Giới Việt Nam Trung Quốc.
Tham khảo: Siết Chặt Tình Hình Nông Lâm Thủy Sản Việt Nam
Bên cạnh việc tiết kiệm thời gian, giảm chi phí, logistics cũng cần kết nối với hệ thống cảng để đưa nông sản vào sâu hơn các thị trường nhập khẩu, tiếp cận nhóm khách hàng cao hơn.
Để đạt được điều này, ngành logistics cần kết nối hệ thống lưu trữ đồng bộ, nâng cao chất lượng phương tiện vận tải đặc biệt và nguồn nhân lực tại các địa điểm xử lý hàng hóa. Ngoài ra, các công ty logistics và công ty xuất nhập khẩu cũng cần có sự kết nối, phối hợp thuận tiện hơn.
Có thể nói, Logistics xuyên biên giới là một giải pháp “một trạm”, toàn bộ lô hàng được vận chuyển nhanh chóng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu mà không trải qua quá nhiều khâu kiểm tra, thủ tục như trước kia.
Một doanh nghiệp lớn tại tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc là Công ty khai thác Cảng IPC cũng được mời tham dự “Hội nghị song phương logistics xuyên biên giới”. Doanh nghiệp cho biết Công ty sẽ hỗ trợ hết mình các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực cảng Hạ Môn.
Ngoài ra, Công ty IPC cũng cam kết các mặt hàng của Việt Nam khi xuất khẩu sang cảng Hạ Môn – Trung Quốc sẽ được phục vụ một luồng riêng biệt để rút ngắn triệt để thời gian lưu kho cũng như hoàn thành các thủ tục cần thiết.
Ông Đặng Đình Long, Chủ tịch Công ty Mega A Logistics, cho biết: “Tài sản” quan trọng nhất của nông sản là thời gian vận chuyển, làm cho sản phẩm có chất lượng cao, tăng khả năng cạnh tranh và tăng giá thành. Đặc biệt trong hệ thống logistics xuyên biên giới, nơi nông sản được bảo hiểm trong quá trình vận chuyển. Vì vậy nông dân và các công ty xuất khẩu không phải lo lắng về tình trạng suy giảm chất lượng khi đến nước nhập khẩu.
Bên cạnh Logistics Xuyên Biên Giới, Bộ trưởng Bộ NN & PTNT ông Lê Minh Hoan chia sẻ: “Các bộ ngành và doanh nghiệp sẽ tận dụng triệt để lợi thế của các FTA để đẩy mạnh xúc tiến thương mại và hỗ trợ nhau giải quyết những khó khăn tồn động trên hành trình xuất khẩu.
Ví dụ như tỉnh Bắc Giang là một dẫn chứng đã làm rất tốt trường hợp này khi chủ động tận dụng rất nhiều chiến lược mới lạ để tiếp cận thị trường và các nhà đầu tư quốc tế cho sản phẩm vải thiều. Bằng chứng là tỉnh đã tận dụng tốt Mạng Xã Hội và kết nối với các sàn thương mại điện tử để toàn cầu hóa nông sản của địa phương.
Có thể nói đây là chiến lược không chỉ góp phần gia tăng sản lượng tiêu thụ, tiếp cận đa dạng khách hàng mà còn hiệu ứng quảng bá thương hiệu, hình ảnh của Việt Nam nói chung và của toàn tỉnh Bắc Giang nói riêng trong thời gian dài.
Trong thời gian tới đây, Bộ NN & PTNT phối hợp với Bộ Công Thương xây dựng vùng nguyên liệu quy mô lớn, có sự tập trung, đồng bộ. Ngoài ra, hợp tác chặt chẽ với các đơn vị để xây dựng & cấp mã số trồng mới từ đó dễ dàng truy xuất nguồn gốc và tạo dựng hình ảnh, thương hiệu cho các loại nông sản