Các công ty vận hành chuỗi cung ứng của họ không còn xa lạ với việc thuê ngoài các dịch vụ Logistics. Sự phát triển không ngừng của thương mại điện tử và nhu cầu tăng cao của người tiêu dùng đang đặt ra yêu cầu cao hơn cho hoạt động Logistics, bao gồm việc nâng cao năng suất và hiệu quả trong quy trình vận hành để đáp ứng yêu cầu về thời gian vận chuyển và chất lượng hàng hóa. Do đó, việc sử dụng các dịch vụ thuê ngoài ngày càng trở nên phổ biến để đảm bảo hiệu quả và liên kết trong quy trình, cũng như tối ưu chi phí.
Mặc dù mô hình dịch vụ logistics 1PL, 2PL và 3PL rất phổ biến tại Việt Nam, nhưng mô hình 4PL và 5PL vẫn chưa được các doanh nghiệp biết đến rộng rãi. Trong bài viết này, Mega A Logistics sẽ giải đáp cho bạn mọi thắc mắc chi tiết về loại hình 1PL, 2PL, 3PL, 4PL và 5PL trong dịch vụ Logistics Xuyên Biên Giới.
Tham khảo: Hội Chợ Thương Mại Quốc Tế Việt Nam Trung Quốc Lần Thứ 23
1PL ( First Party Logistics – Logistics tự cấp)
Tất cả các hoạt động vận chuyển và quản lý hàng hóa trong lĩnh vực logistics đều được tổ chức và thực hiện bởi doanh nghiệp tự mình. Điều này bao gồm sở hữu hàng hóa, lưu trữ và quản lý kho, xử lý đơn hàng, đóng gói và vận chuyển sản phẩm. Trong mô hình 1PL, doanh nghiệp phải tự chuẩn bị các trang thiết bị và công cụ như phương tiện vận tải, nhà xưởng, thiết bị xếp dỡ và cũng phải đào tạo kỹ năng cho nhân viên vận hành.
Ví dụ cụ thể về mô hình 1PL cho các bạn dễ hiểu như sau: Một nông trại tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long tự sản xuất rau củ và các mặt hàng nông sản khác. Sau đó, họ sẽ tiến hàng kiểm định, sơ chế, đóng gói đơn hàng, xử lý các đơn đặt và và bắt đầu vận chuyển hàng hóa đến những điểm bán cho người dùng cuối.
Dịch vụ 1PL thường được áp dụng bởi các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, hàng hoá dễ di chuyển và khoảng cách ngắn. Tuy nhiên, có những trường hợp doanh nghiệp lớn cũng có khả năng tự điều phối hoạt động logistics của mình từ A-Z và thuê ngoài dịch vụ 1PL để tiết kiệm chi phí.
2PL (Second Party Logistics – Cung cấp dịch vụ Logistics bên thứ hai)
Mô hình dịch vụ 2PL (Second Party Logistics) là một hình thức thuê dịch vụ đơn lẻ từ một nhà cung cấp dịch vụ, nơi bên thứ 2 chỉ đảm nhận một trong các loại hình dịch vụ như kho bãi, vận chuyển, quản lý hàng hoá hay xử lý đơn hàng. Đây là một phần quan trọng của chuỗi cung ứng và quản lý logistics trong các doanh nghiệp ngày nay.
Mô hình dịch vụ 2PL giúp doanh nghiệp tập trung vào core business của mình và giảm thiểu rủi ro khi không phải tự xây dựng hoặc duy trì hạ tầng logistic. Bên cạnh đó, điều này giúp tối ưu hoá chi phí và tăng tính linh hoạt cho doanh nghiệp. Khi sử dụng mô hình 2PL, doanh nghiệp có thể thoải mái chuyển giao các công việc logistics cho bên thứ hai để tập trung vào việc sản xuất và kinh doanh.
Tuy nhiên, việc lựa chọn đối tác phù hợp là yếu tố then chốt để thành công của mô hình này. Do đó, việc xác định được yêu cầu cụ thể của doanh nghiệp và điều kiện tiêu chuẩn để chọn ra được nhà cung cấp dịch vụ phù hợp là rất quan trọng.
Tham khảo: Thành Phố Cần Thơ: Công Bố Quy Hoạch Và Xúc Tiến Đầu Tư
3PL (Third Party Logistics – Cung cấp dịch vụ Logistics bên thứ ba)
Xu hướng sử dụng mô hình 3PL trong ngành logistics đang trở nên phổ biến và quan trọng đối với các doanh nghiệp hiện nay. Mô hình này bao gồm một chuỗi dịch vụ có tính kết nối để thay doanh nghiệp quản lý gần như toàn bộ các hoạt động vận hành, từ việc lập kế hoạch và theo dõi hàng hoá cho đến quản lý kho, vận chuyển và xử lý đơn hàng. Điều này giúp tạo ra sự hiệu quả cao và giảm thiểu rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hoá.
Hãy tiếp tục với ví dụ về nhà nông tại khu vực Đồng Bằng Sông Long. Sau khi nhà vườn dã thu hoạch nông sản, họ hợp tác với thứ 3 để quản lý các khâu đóng gói, lưu trữ và vận chuyển đến các đơn vị bán hàng như siêu thị, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tiện lợi,…
Với mô hình 3PL, các doanh nghiệp có thể tập trung vào yếu tố cốt lõi của kinh doanh mà không cần lo lắng về việc vận chuyển hay quản lý kho. Các dịch vụ bao gồm trong mô hình 3PL không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn mang lại sự linh hoạt trong tái cơ cấu tổ chức và tối ưu hoá chuỗi cung ứng. Việc áp dụng mô hình này mang lại hiệu suất cao cho ngành logistics, từ đó tạo ra sự tin cậy và lòng tin của khách hàng, làm tăng tính cạnh tranh cho các doanh nghiệp.
Tham khảo: Hệ Thống Chuỗi Logistics Thương Mại Điện Tử Xuyên Biên Giới
4PL (Fourth Party Logistics – Logistics chuỗi phân phối)
Xu hướng phát triển mạnh mẽ của ngành logistics hiện nay đã tạo ra sự xuất hiện của mô hình 4PL (Fourth Party Logistics), đó là một bước tiến mới trong quản lý chuỗi cung ứng và phân phối hàng hóa. Mô hình này không chỉ đơn giản là nhà cung cấp dịch vụ logistics, mà còn mang tính chiến lược cao, quy hoạch toàn diện trên chuỗi giá trị. Với vai trò chủ đạo, 4PL giúp các doanh nghiệp tập trung vào hoạt động kinh doanh chính và giao những công việc liên quan tới logistics cho đối tác có chuyên môn cao.
Hãy quay trở lại với nhà nông tại Đồng Bằng Sông Cửu Long, lúc này họ quyết định thực hiện mô hình 4PL bằng cách kết hợp với đơn vị cung cấp chuỗi dịch vụ Logistics và thực hiện quy trình chuẩn hóa từ khâu gói hàng, lưu trữ tại kho bãi hiện đại đến vận chuyển vào các đơn vị bán hàng. Có thể nói hình thức dịch vụ 4PL sẽ tối ưu hóa quy trình đầu vào và ra của một sản phẩm.
Nhìn chung, Thuật ngữ mô hình không chỉ ám chỉ cách thức tổ chức hoặc thiết kế, mà còn bao gồm triết lí và chiến lược điều hành. Mô hình 4PL không chỉ dừng lại ở việc vận chuyển hàng hóa hay lưu kho, nó là sự kết hợp hoàn thiện từ khâu dự báo nhu cầu, quản lý hàng tồn kho cho đến xử lý và theo dõi dữ liệu thống kê. Điều này yêu cầu các doanh nghiệp tham gia trong chuỗi cung ứng phải có kiến thức sâu rộng về logistics để có thể hiểu rõ và áp dụng công nghệ thông tin vào quá trình sản xuất và phân phối.
5PL (5th Party Logistics – Logistics bên thứ năm)
Xu hướng sử dụng mô hình 5PL trong lĩnh vực logistics đang trở nên phổ biến do khả năng kiểm soát toàn bộ chuỗi cung ứng từ nguồn hàng, vận chuyển, quản lý kho đến dịch vụ khách hàng. Mô hình này không chỉ tập trung vào việc thực hiện các hoạt động logistics mà còn thiết lập và điều phối các quy trình liên quan đến chuỗi cung ứng để tạo ra sự linh hoạt và hiệu quả cao nhất.
Với mô hình 5PL, doanh nghiệp có thể tập trung vào hoạt động chính của mình trong khi việc quản lý logistics được giao cho một đối tác chuyên nghiệp. Điều này giúp tối ưu hóa chi phí và nguồn lực, giữ cho doanh nghiệp luôn linh hoạt và tiết kiệm thời gian. Ngoài ra, qua việc kiểm soát toàn bộ chuỗi cung ứng, mô hình 5PL cũng giúp nâng cao chất lượng dịch vụ từ khâu sản xuất cho đến khi sản phẩm được giao cho khách hàng cuối cùng.
5PL là dịch vụ logistics phổ biến và phát triển nhất hiện nay dành cho Thương mại điện tử. Cùng với việc tích hợp và quản lý chuỗi cung ứng, các tổ chức 5PL cung cấp một số dịch vụ có lợi khác, chẳng hạn như tiện ích cuộc gọi hoặc thanh toán trực tuyến cho khách hàng.
Mô hình 5PL không chỉ là sự mở rộng trong dịch vụ Chuỗi cung ứng Logistics mà còn là chiến lược Chuyển Đổi Số hướng đến thị trường toàn cầu. Các nhà nông tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long thường lựa chọn dịch vụ này để mở rộng thị phần. Họ sẽ được tích hợp tất cả công nghệ hiện đại dự đoán được biến động của thị trường, xu hướng người tiêu dùng cũng như các kỹ thuật canh tác mới nhất. Chính vì thế, chất lượng sản phẩm được đảm bảo ngay từ đầu và theo chuẩn Quốc tế với những chứng nhận nghiêm ngặt.
Đó chính là lý do vì sao trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới rộng mở, các quốc gia hướng đến mạng lưới Logistics Xuyên Biên Giới thì mô hình 5PL có thể đáp ứng đầy đủ các tiêu chí ấy. Đặc biệt, nông sản chính là một trong mặt hàng trọng điểm trong chiến lược “Xuyên Biên Giới” Chuỗi Cung Ứng hướng đến những thị trường tiềm năng như Châu u, Trung Quốc.
Tham khảo: Việt Nam Đưa Ngành Logistics Đến “Con Đường Màu Xanh”