Sản lượng nuôi trồng thủy sản thế giới năm 2027 có thể vượt 100 triệu tấn

Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) dự đoán sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn cầu sẽ lần đầu tiên phá vỡ ngưỡng 100 triệu tấn vào 2027.

  • Đánh bắt thủy sản dự kiến phục hồi trong năm 2030.
  • Thương mại phát triển nhưng ở tốc độ chậm hơn.

Theo báo cáo mới nhất về Nghề cá và nuôi trồng thủy sản thế giới (SOFIA) của FAO, sản lượng nuôi trồng thủy sản sẽ tăng ổn định trong vài năm tới và sẽ phá vỡ ngưỡng 100 triệu tấn lần đầu tiên vào năm 2027.

Điều này sẽ thúc đẩy sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thủy sản toàn cầu đạt 202 triệu tấn vào năm 2030, tăng 14% (tương đương 24 triệu tấn) so với số liệu năm 2020. Báo cáo nêu rõ, sản lượng nuôi trồng thủy sản dự kiến sẽ tăng lên 106 triệu tấn vào năm 2030, với mức tăng trưởng tổng thể là 22% (tương đương gần 19 triệu tấn) so với năm 2020. Tỷ trọng của các loài thủy sản nuôi trong sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản toàn cầu được dự báo sẽ tăng từ 49% vào năm 2020 lên 53% vào năm 2030. Tuy nhiên, trong khi tổng sản lượng tiếp tục tăng thì tốc độ tăng bình quân hàng năm giảm trong thập kỷ tới chỉ bằng ½ tốc độ của thập kỷ trước.

Tốc độ tăng trưởng dự kiến sẽ giảm từ 4,2% trong giai đoạn 2010-2020 xuống còn 2% trong giai đoạn 2020-2030, chủ yếu do việc áp dụng và thực thi rộng rãi hơn các quy định về môi trường, giảm nguồn nước và các địa điểm sản xuất phù hợp, tăng dịch bệnh trên thủy sản liên quan đến sản xuất thâm canh.

Cụ thể, các chính sách của Trung Quốc được dự đoán ảnh hưởng đáng kể đến sản lượng nuôi trồng thủy sản. Cho đến năm 2030, Trung Quốc dự kiến sẽ vẫn là nhà sản xuất hàng đầu thế giới, với ngành nuôi trồng thủy sản tăng trưởng 21,1% trong giai đoạn 2020-2030 lên 60,1 triệu tấn, tuy nhiên, giảm gần một nửa so với tăng trưởng 40% trong thập kỷ trước.

Trung Quốc chiếm 57% sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn cầu vào năm 2020, một con số được dự báo sẽ giảm nhẹ xuống 56% vào năm 2030, mặc dù nuôi cá tăng từ 79% lên 82% trong cùng kỳ đóng góp vào tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản của Trung Quốc.

Sản lượng nuôi trồng thủy sản của Trung Quốc giảm dự kiến sẽ được bù đắp bởi sự gia tăng sản xuất ở các nước khác. Bằng cách này, sản lượng nuôi trồng thủy sản ở tất cả các châu lục sẽ đều tăng. Châu Mỹ là châu lục có sự tăng trưởng nhiều nhất (tăng 29% lên 5,6 triệu tấn), tiếp theo là châu Phi (tăng 23% lên 2,76 triệu tấn, chủ yếu nhờ vào canh tác bổ sung được đưa vào những năm gần đây cũng như các chính sách mới thúc đẩy nuôi trồng thủy sản và Châu Á (tăng 22% lên 94,1 triệu tấn).

Các quốc gia châu Á sẽ tiếp tục “thống trị” ngành thủy sản, duy trì tỷ trọng 88% trong tổng sản lượng toàn cầu năm 2030, chiếm hơn 88% mức tăng sản lượng vào năm 2030.

Sản lượng nuôi trồng thủy sản ở châu Âu và châu Đại Dương cũng dự kiến sẽ tăng lần lượt 13,5% và 15,7%, lên 3,7 triệu tấn và 264.000 tấn vào năm 2030. Ngoài ra, tất cả các loại thủy sản nuôi sẽ tiếp tục tăng, nhưng tốc độ tăng trưởng sẽ không đồng đều giữa các nhóm và tầm quan trọng về số lượng của các loài khác nhau sẽ thay đổi. Nhìn chung, các loài yêu cầu tỷ lệ bột cá và dầu cá lớn hơn trong khẩu phần ăn sẽ tăng trưởng chậm hơn do giá dự kiến cao hơn và nguồn cung bột cá giảm.

Đến năm 2030, sản lượng bột cá và dầu cá cũng dự kiến sẽ tăng lần lượt là 11% và 13% so với năm 2020, do sự tăng trưởng tổng thể về sản lượng thủy sản đánh bắt tự nhiên cùng với sự gia tăng sản lượng bột cá và dầu cá từ các loại phụ phẩm của cá.

Trái ngược với sự suy giảm nhẹ trong năm 2019 và 2020, sản lượng đánh bắt được dự kiến sẽ phục hồi vào năm 2030, sản lượng khai thác thủy sản thế giới vào cuối giai đoạn này đạt khoảng 96 triệu tấn, tăng 6% (tương đương hơn 5 triệu tấn) so với năm 2020.

Trung Quốc dự kiến vẫn sẽ là quốc gia sản xuất thủy sản chính, sản lượng đánh bắt thủy sản tự nhiên Trung Quốc chỉ duy trì ở mức tương tự năm 2020 do các chính sách môi trường vẫn được duy trì trong thập kỷ tới.

Tuy nhiên, dự đoán sẽ có một số biến động trong vài năm tới liên quan đến hiện tượng El Nino, làm giảm sản lượng khai thác ở Nam Mỹ, đặc biệt là đối với cá cơm”.

Việc mở rộng thương mại cá và các sản phẩm thủy sản sẽ tiếp tục đến năm 2030, nhưng với tốc độ chậm hơn so với thập kỷ trước, điều này phản ánh tốc độ tăng trưởng sản xuất chậm lại, giá thủy sản khai thác và nuôi trồng cao hơn.

Tuy nhiên, thương mại sẽ tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong cả ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, với ước tính 36% tổng kim ngạch xuất khẩu vào năm 2030 (31% nếu không bao gồm thương mại nội khối Liên minh châu Âu) dưới dạng các sản phẩm khác nhau cho tiêu dùng của con người hoặc mặt hàng phi thực phẩm.

Về số lượng, Trung Quốc sẽ tiếp tục là nhà xuất khẩu cá và thủy sản lớn, tiếp theo là Việt Nam và Na Uy. Phần lớn tăng trưởng xuất khẩu thủy sản sẽ diễn ra ở Châu Á, chiếm 52% kim ngạch xuất khẩu vào năm 2030.

Thương mại bột cá và dầu cá dự kiến sẽ tăng lần lượt là 9% và 7%. Peru và Chile sẽ tiếp tục là các nhà xuất khẩu dầu cá chính, Na Uy và EU là các nhà nhập khẩu dầu cá chính. Peru cũng dự kiến sẽ vẫn là nhà xuất khẩu bột cá hàng đầu, tiếp theo là EU và Chile và Trung Quốc quốc gia nhập khẩu bột cá chính.

Theo VASEP

Bài đọc thêm

  1. Xuất khẩu thủy sản của Ấn Độ đạt kỷ lục 7,76 tỷ USD
  2. Cá đóng hộp được Nga đặc biệt quan tâm tại diễn đàn thủy sản Quốc tế
  3. Trung Quốc 4 lần thông báo hạn chế nhập khẩu thuỷ sản Nga

Popular Posts

Back To Top