Hiện nay, tại Tiền Giang, sầu riêng đang hút hàng, được thương lái thu mua với số lượng lớn, tăng gấp ba lần so với tháng cuối năm 2021.
Đây là đợt tăng giá mạnh đối với sầu riêng – một trong những cây ăn quả đặc sản có lợi thế cạnh tranh của tỉnh Tiền Giang. Tuy nhiên, theo nhiều nhà vườn, sản lượng trong dân chưa có nhiều. Do các vườn sầu riêng đang vào thời kỳ trổ hoa, khoảng vài tháng tới mới đến đợt thu hoạch.
Trước Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, giá sầu riêng ở Tiền Giang giảm xuống chỉ còn từ 20.000 đ đến 25.000 đ/kg, bà con lỗ năng. Do vậy, việc giá tăng mạnh mang lại niềm phấn khởi cho nông dân vùng chuyên canh.
Cải tiển để giá sầu riêng tăng trở lại
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, tỉnh đã xây dựng được vùng chuyên canh sầu riêng trên 14.000 ha, tập trung tại các huyện, thị vùng kiểm soát lũ phía Tây là: Cai Lậy, Cái Bè, Tân Phước, thị xã Cai Lậy.
Trong đó riêng huyện Cai Lậy có diện tích lớn nhất, khoảng 9.000 ha. Năm 2019, Cục Sở hữu trí tuệ – Bộ Khoa học Công nghệ đã cấp Giấy chứng nhận Nhãn hiệu tập thể cho trái “Sầu riêng Cai Lậy” ở Tiền Giang. Đây là cơ hội để nâng cao giá trị của sản phẩm trái cây đặc sản trên thị trường trong và ngoài nước.
Với năng suất bình quân khoảng 25 tấn/ha và giá bán khoảng từ 50.000 đ đến 70.000 đ/kg. Mỗi ha sầu riêng cho nông dân lợi nhận ròng từ 500 triệu đến hàng tỷ đồng/ ha. Cao nhất so với các cây ăn quả đặc sản khác của địa phương.
Tuy nhiên, do chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc bằng con đường tiểu ngạch. Nên giá tiêu thụ sầu riêng Tiền Giang cũng hết sức bấp bênh. Trong năm, có nhiều đợt tăng giá rồi sụt giảm, mất giá đan xen nhau.
Theo Báo Tin Tức
Bài đọc thêm: