Siết Chặt Tình Hình Nông Lâm Thủy Sản Việt Nam

Trong giai đoạn 10 tháng đầu năm 2023, tình hình nông sản & thực phẩm Việt Nam có đôi chút “khó khăn” khi nhận liên tục gần 4000 cảnh báo về chất lượng sản phẩm và độ an toàn trong hàng hóa nhập khẩu. Trong số đó, có gần 60 cảnh báo dành cho ngành hàng Nông Sản – Thực Phẩm. Mặc dù chỉ số đã giảm khoảng 20% so với cùng kỳ năm 2022, nhưng vẫn còn những vấn đề cốt lõi cần khắc phục. Tham khảo ngay bài viết dưới đây và cùng tìm hiểu với Mega A Logistics nhé!

Hình 1 EU siết chặt quy trình kiểm tra nông sản việt Nam
Hình 1 EU siết chặt quy trình kiểm tra nông sản việt Nam

Tình Hình Nông Sản & Thực Phẩm Liệu Có Đang Gặp Khó

Các quy định về an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh đã nêu rõ chu kỳ ra soát và tổng kiểm tra tất cả mặt hàng nông sản & thực phẩm sẽ diễn ra định kỳ 6 tháng một lần. Đặc biệt, nếu các doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ các cam kết và đảm bảo chất lượng sản phẩm thì EU sẽ giảm dần tần suất kiểm tra.

Thông tin từ Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) nhận định các sản phẩm thực phẩm đang có dấu hiệu gia tăng trong các phiên kiểm dịch khi bị đánh giá không đạt tiêu chuẩn, đặc biệt những lô hàng trọng điểm sang thị trường Trung Quốc.

Đã có khoảng 370 lô hàng nằm trong diện kiểm dịch sau 7 tháng đầu năm 2023. Các mặt hàng chủ yếu là chuối, xoài, sầu riêng, thanh long và mít. Không những thế, số lượng lô hàng xuất khẩu không đạt tiêu chuẩn rơi vào khoảng 100 lô. Các vấn đề chủ yêu đến từ việc lô hàng bị phát hiện có dấu hiệu vi khuẩn, nấm mốc, nhiễm kim loại nặng hoặc chưa các chất gây kích ứng.

Tham khảo: Hành Trình Mang Nông Sản Việt Lên Sàn Thương Mại Điện Tử

Giai đoạn giữa Tháng 9, tình hình thị trường nông sản & thực phẩm cũng đón nhận thêm những tin tức không mấy khả quan khi Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên Hiệp Quốc (UNIDO) đã công bố:

Hình 2 Nông dân tuân thủ chặt chẽ các quy định trong trồng trọt và sản xuất
Hình 2 Nông dân tuân thủ chặt chẽ các quy định trong trồng trọt và sản xuất
  • Đã có 5 thị trường bao gồm (Australia, Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Mỹ) từ chối thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên số trường hợp bị từ chối cũng giảm từ 632 xuống còn 537 trường hợp.
  • Đáng buồn thay hai thị trường lớn nhất là Mỹ và Trung Quốc cũng là thị trường có tỉ lệ từ chối cao nhất với lần lượt 35% và 31%.
  • Thị trường EU chiếm gần 1/5 (18%) trong tổng số trường hợp bị từ chối của hàng rau củ xuất khẩu (mã HS 07) của Việt Nam.

Cũng theo báo cáo của UNIDO:

  • Đối với mặt hàng rau củ quả xuất khẩu sang 5 thị trường trên cũng có gần 80 trường hợp bị từ chối, tăng khoảng 60 trường hợp so với năm 2015. Thế nhưng, thực trạng cũng cho ta thấy rằng rất có thể khối lượng sản phẩm HS 07 được xuất khẩu từ Việt Nam sang 5 thị trường nhập khẩu đã tăng mạnh.
  • Nhiễm khuẩn, điều kiện kiểm soát vệ sinh, dư lượng thuốc thú y, ghi nhãn, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và phụ gia là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng trên. Đặc biệt thực trạng dư lượng hóa chất vượt mức cho phép đạt đến 60% trường hợp.

Điểm Sáng Cuối Con Đường Của Nông Sản & Thực Phẩm Việt Nam

Đầu tiên phải kể đến Hiệp định EVFTA được thực thi vào giai đoạn tháng 8 năm 2020. Chính hiệp định này đã mang đến rất nhiều lợi ích trong khía cạnh xuất nhập khẩu cho thị trường Việt Nam. Đây là Hiệp định thương mại tự do Châu u – Việt Nam

Hình 3 Nông dân Việt Nam tuân thủ tiêu chuẩn Viet Gap và Global Gap trong trồng trọt
Hình 3 Nông dân Việt Nam tuân thủ tiêu chuẩn Viet Gap và Global Gap trong trồng trọt

Trong 10 tháng đầu năm 2023, Việt Nam cũng ghi nhận những chỉ số ấn tượng như sau:

  • 43,08 tỷ USD: Tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp.
  • 21,13 tỷ USD, tăng 5,7%: Chỉ số xuất khẩu sang châu Á.
  • 9,74 tỷ USD: Chỉ số xuất khẩu sang châu Mỹ.
  • 4,5 tỷ USD: Chỉ số xuất khẩu sang Châu Âu.
  • 910 triệu USD: Chỉ số xuất khẩu sang châu Phi.
  • 641 triệu USD: Chỉ số xuất khẩu sang châu Đại Dương.

Mặc dù tỷ lệ thị phần xuất khẩu sang EU của Việt Nam mỗi năm chỉ khoảng 4%, Việt Nam vẫn được đánh giá là quốc gia có nền nông nghiệp phát triển lâu đời, cũng là đất nước được biết đến nhiều sản phẩm nông nghiệp nổi bật.

Tham khảo: Logistics Xanh Và Hành Trình Của Mạng Lưới Nước Nhà

Đặc biệt, trong thời gian gần đây, EU cùng với Ngân Hàng Thế Giới ( World Bank) đã hợp tác triển khai đề án “ 1 triệu Ha Chất Lượng Cao” tại 12 tỉnh của khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đề án hướng đến những mục tiêu trọng điểm như sau:

  • Quy Hoạch Cơ Sở Hạ Tầng: Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích liền mảnh tối thiểu là 50 héc-ta; có hệ thống hạ tầng thủy lợi được đầu tư cơ bản; hạ tầng điện, viễn thông và hậu cần đảm bảo hỗ trợ tốt cho sản xuất, chế biến kinh doanh lúa gạo.
  • Tăng Trưởng Xanh & Canh Tác Bền Vững: Thực hiện đầy đủ các tiêu chí canh tác bền vững. Đảm bảo vùng được đề xuất hiện có trên 20% diện tích canh tác lúa đạt chuẩn áp dụng các biện pháp như tưới ngập khô xen kẽ tiêu chuẩn SRP hoặc các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp. Hướng đến việc 100% hộ trong vùng cam kết thu gom rơm khỏi đồng ruộng để chế biến tái sử dụng cũng như 70% diện tích lúa sử dụng giống lúa đạt chuẩn.
Hình 4 Các mô hình trồng trọt trong nhà kính dần phổ biến đảm bảo chống chọi các điều kiện xấu của tự nhiên, thời tiết
Hình 4 Các mô hình trồng trọt trong nhà kính dần phổ biến đảm bảo chống chọi các điều kiện xấu của tự nhiên, thời tiết
  • Tổ Chức Sản Xuất: Hơn 50% số hộ nông dân trên toàn vùng tham gia liên kết thông qua các hợp tác xã, tổ hợp tác và liên kết với doanh nghiệp; trên 40% hộ trong vùng đã được tập huấn quy trình canh tác bền vững
  • Tiêu chí hình thành mạng lưới liên kết doanh nghiệp: Các doanh nghiệp lúa gạo lớn của quốc gia cùng nhau phối hợp và liên kết triển khai đồng bộ dự án mang đến những lợi ích thiết thực cho nông dân và nhanh chóng giải quyết các vấn đề cấp bách. Từ đó đảm bảo tiến độ kỷ luật trong tiến độ của đề án.

Không những thế, Hội nghị Logistics Xuyên Biên Giới Việt Nam và Trung Quốc góp phần không nhỏ mang hình ảnh nông sản Việt đến với Thị Trường Tỷ Dân. Hội nghị liên kết với các Tập đoàn Logistics của Trung Quốc và hướng đến những mục tiêu như: tiết kiệm tối đa chi, thời gian và hạn chế các thủ tục phức tạp trong quá trình xuất nhập khẩu.

Hội nghị cũng liên kết với các cảng lớn tại Trung Quốc để đảm bảo chất lượng hàng hóa của Việt Nam cũng như được ưu tiên trong các hoạt động hành chính Logistics. Từ đó, thời gian bảo quản nông sản sẽ được giảm đáng kể và chất lượng sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều do các tác nhân bên ngoài.

Kế đến, Hội nghị tăng cường năng lực yêu cầu đáp ứng an toàn thực phẩm, kiểm dịch động vật khi xuất nhập khẩu nông sản – thực phẩm vào Trung Quốc cũng đặt ra bộ lệnh 248 và 249 dành cho các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu theo thị trường Trung Quốc. Bộ lệnh xoay quanh yếu tố đến chất lượng sản phẩm và quy trình kiểm định nghiêm ngặt của thị trường Tỷ Dân.

Tham khảo: Logistics và chuyển đổi số cho Đồng bằng sông Cửu Long

Hình 5 Các bộ ngành tích cực ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong trồng trọt
Hình 5 Các bộ ngành tích cực ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong trồng trọt

Hơn thế nữa, 248 và 249 được xem là hai bộ lệnh hiện hành có tác động mạnh nhất đối với doanh nghiệp Việt Nam và thể hiện giá trị “Tỷ Đô” của thị trường Trung Quốc. Các yếu tố và điều luật của bộ lệnh sẽ được thảo luận kỹ càng trong các chuyên đề sắp đến.

Hướng Đến Giải Pháp Toàn Diện

Bên cạnh Đề Án 1 triệu Ha Lúa Gạo Chất Lượng Cao, Thủ Tướng Chính Phủ tăng cường đánh giá và nhận định năng lực trong quá trình kiểm soát an toàn và tuân thủ đầy đủ các chính sách của thị trường Quốc Tế. Các doanh nghiệp cũng cần thúc đẩy, hỗ trợ quảng bá và đào tạo để thực hiện tốt các tiêu chuẩn & chất lượng quốc tế như: HACCP, ISO 22000, Global Gap.

Kế đến, ông Đặng Phúc Nguyên – Tổng thư ký Hiệp hội rau củ quả Việt Nam đã nhận xét rằng các Cơ quan quản lý phải siết chặt kiểm tra các lô hàng chuẩn bị xuất khẩu để nhanh chóng thu hồi, xử lý hoặc báo cáo đơn vị phạm. Một trong những hình phạt nặng nhất có thể áp dụng cho các doanh nghiệp liên tục bị cảnh cáo vi phạm chính là đình chỉ hoạt động kinh doanh.

Hình 6 Thường xuyên kiểm tra môi trường nuôi trồng và các mặt hàng nông sản
Hình 6 Thường xuyên kiểm tra môi trường nuôi trồng và các mặt hàng nông sản

Ví dụ như Thái Lan, những doanh nghiệp kinh doanh không minh bạch và không tuân thủ quy trình kiểm định chung của Bộ sẽ đối diện với mức án phạt từ 6 tháng đến 1 năm thậm chí là vĩnh viễn. Cùng đồng quan điểm với đó, Các chủ doanh nghiệp trái cây xuất khẩu lớn tại thị trường Việt Nam cũng đóng góp ý kiến đến Bộ ngành liên quan rằng cần tăng cường khâu kiểm tra các quy định về mã số vùng trồng cũng như cơ sở đóng góp. Vì đây sẽ là điểm đầu và cuối của chu trình thu hoạch tiến đến xuất khẩu nông sản.

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Trung, nắm bắt tình hình thực tế và những tồn tại, hạn chế, Bộ NN&PTNT đã yêu cầu Cục Bảo vệ thực vật chỉ đạo các đơn vị kiểm dịch thực vật tại cửa khẩu tăng cường kiểm tra, kiểm soát hàng hóa và thông tin về vùng trồng, cơ sở đóng gói liên quan tới lô hàng. Từ đó phát hiện, xử lý và tuyệt đối không cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật cho các lô hàng không tuân thủ.

Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng tổng thể của toàn ngành Nông Nghiệp Việt Nam cũng cần có sự tham gia của các địa phương, theo chỉ đạo của Bộ NN&PTNT địa phương cần đẩy mạnh quá trình giám sát từ khâu sơ chế đến chu trình chọn lọc hàng hóa với tiêu chí 3 không “Không Nhiễm Sinh Vật – Không Chất Hóa Học – Không Tuân Thủ Các Nghị Định ISO”

Hình 7 Các cơ quan bộ ngành tăng cường các hoạt động rà soạt và kiểm tra tiêu chuẩn tại các nhà vườn
Hình 7 Các cơ quan bộ ngành tăng cường các hoạt động rà soạt và kiểm tra tiêu chuẩn tại các nhà vườn

Lời kết

Tổng quan, Tình Hình Nông sản & Thực Phẩm Việt Nam vẫn nằm trong kế hoạch kiểm soát và phát triển của Thủ tướng Chính phủ cùng các Bộ ngành liên quan. Hơn thế nữa, nhiệm vụ thiết yếu chính là hình thành chuỗi liên kết bền vững giữa vùng trồng – cơ sở đóng gói – cơ sở xử lý kiểm dịch thực vật. Hãy tiếp tục theo dõi Mega A Logistics Company để cập nhật nhanh nhất các thông tin về chiến lược phát triển ngành Nông Nghiệp và mạng lưới vận chuyển nước nhà nhé!

Hình 8 Phát triển nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu
Hình 8 Phát triển nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu

Popular Posts

Back To Top