Sơn La: Tập trung đầu tư thiết bị chế biến sản phẩm từ hoa quả

Tại Sơn La, đầu tư máy móc tiên tiến những năm qua đã dần hoàn thiện dây chuyền sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng của sản phẩm…

Ông Lừ Việt Hà, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển Công nghiệp Sơn La cho biết, để góp phần giải quyết vấn đề khó khăn trong khâu đầu ra của trái cây Sơn La, tỉnh cũng đã thu hút được một số nhà máy sản xuất chế biến quy mô công nghiệp như:

Nhà máy chế biến Chanh leo, rau, củ, quả xuất khẩu của Công ty CP Nafoods Tây Bắc tại khu công nghiệp Bó Bun huyện Mộc Châu;
Nhà máy chế biến rau quả và đồ uống công nghệ cao của Công ty CP chế biến thực phẩm công nghệ cao của Tập đoàn TH tại Lóng Luông, huyện Vân Hồ;
Trung tâm chế biến rau, quả xuất khẩu DOVECO tại huyện Mai Sơn; …

Mặt khác, một số cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) trên địa bàn tỉnh Sơn La đã và đang đầu tư trồng và mua bán nông sản tại trên địa bàn cũng đã đầu tư máy móc thiết bị chế biến các sản phẩm từ hoa quả tạo ra các sản phẩm bước đầu nhận được tin tưởng của người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh và đã có thị trường nhất định. Tuy nhiên, tỷ trọng chế biến các sản phẩm từ hoa quả so với tổng sản lượng hoa quả trên địa bàn tỉnh cũng còn thấp.

Cũng theo ông Hà, việc mạnh dạn đầu tư của các cơ sở CNNT là rất khả thi, đúng hướng phát triển, phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội trên địa bàn, phù hợp với tinh thần Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 21/01/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển công nghiệp chế biến nông sản tỉnh Sơn La giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030. Để thể hiện rõ quan điểm, định hướng của TW, của tỉnh khuyến khích các nhà đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp – TTCN trên địa bàn tỉnh thì việc hỗ trợ từ chính sách khuyến công ứng dụng máy móc tiên tiến vào sản xuất là thật sự cần thiết.

Hiện tại, tỉnh Sơn La đã được cấp 181 mã số vùng trồng cây ăn quả với diện tích 4.701 ha; có 196 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn phát triển bền vững và đã có thị trường tiêu thụ sản phẩm. Trong đó 27 chuỗi rau an toàn, 123 chuỗi quả an toàn, 04 chuỗi thịt lợn an toàn, 05 chuỗi mật ong an toàn, 27 chuỗi thủy sản nuôi lồng bè trên lòng hồ thủy điện Sơn La và lòng hồ thủy điện Hòa. 83 sản phẩm OCOP, 01 sản phẩm 05 sao, 28 sản phẩm đạt 4 sao và 34 sản phẩm đạt 3 sao.

Theo Tạp chí Công Thương

 

Bài đọc thêm:

  1. Có hiện tượng găm hàng, thương lái rục rịch tăng giá sầu riêng
  2. Danh sách 9 cơ sở vùng trồng sầu riêng đăng ký xuất khẩu Trung Quốc
  3. Chuyển đổi số: Ưu tiên các mặt hàng nông sản chủ lực

Popular Posts

Back To Top