Việt Nam hiện chỉ có 9 loại trái cây được cấp phép xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc, trong khi Thái Lan có 22 loại.
Những năm trước đây, việc xuất khẩu nông sản, thực phẩm sang Trung Quốc khá dễ dàng. Chủ yếu theo nhu cầu thị trường, thuận mua vừa bán.
Thế nhưng, vài năm gần đây, phía Trung Quốc ngày càng nâng cao tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc và siết chặt buôn bán tiểu ngạch.
Là nước xuất khẩu hàng đầu khối ASEAN vào Trung Quốc. Nhưng đa phần trái cây Việt chỉ quanh quẩn tại cửa khẩu biên giới bằng con đường xuất khẩu biên mậu.
Khi biên mậu tắc nghẽn do chính sách “Zero COVID” của Trung Quốc thì trái cây Việt khốn đốn.
Trong khi đó, Thái Lan, Malaysia hay Philippines hầu như không bị ảnh hưởng nhiều. Nhờ chủ yếu xuất chính ngạch. Thêm vào đó, Việt Nam hiện chỉ có 9 loại trái cây được cấp phép xuất khẩu chính ngạch. Trong khi Thái Lan có 22 loại.
Điểm yếu cố hữu
Bộ Công thương nhận định, nhiều nông sản Việt Nam chỉ xuất khẩu được sang Trung Quốc theo hình thức trao đổi cư dân.
Việt Nam đã ký Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với Trung Quốc. Công tác đàm phán về thuế nhập khẩu đã hoàn tất. Nhiều nông sản đã được hưởng thuế nhập khẩu 0% khi xuất vào Trung Quốc. Nhưng đàm phán về quản lý chất lượng hàng hóa còn chậm. Nên tới nay mới có 9 loại trái cây của ta được chính thức xuất khẩu vào Trung Quốc.
Nói như vậy là nhìn tổng thể thì về cả “hình thức” (phương thức vận chuyển) và “nội dung” (chất lượng) của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Trung Quốc đều còn hạn chế lớn.
Việc không đủ điều kiện để xuất “chính ngạch” cũng giải thích vì sao các hình thức vận chuyển khác như đường biển, đường sắt rất thuận lợi nhưng rất ít thương nhân Việt Nam có thể tận dụng được.
Theo Tạp chí Diễn đàn Doanh Nghiệp
Bài đọc thêm: