Cả Việt Nam và Trung Quốc luôn đề cao “Chữ Tín” trong mối quan hệ hợp tác song phương trong nhiều năm qua. Đó cũng chính là một phần lý do nông sản Việt đã và đang có những bước tiến lớn tại thị trường “Tỉ Dân”.
Điển hình như vào ngày 26/12, Văn phòng SPS Việt Nam thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Công văn số 675/SPS-BNNVN để thông báo về Giấy chứng nhận đăng ký từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc. Công văn này được gửi đến các đơn vị liên quan để cung cấp thông tin chi tiết về việc này.
Tài liệu này có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình xuất khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc, đặc biệt là trong lĩnh vực nông sản và thực phẩm. Việc có Giấy chứng nhận đăng ký từ phía Hải quan Trung Quốc sẽ giúp tăng cường tính minh bạch và uy tín cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
Đây là bước tiến lớn trong việc thúc đẩy hợp tác thương mại giữa hai nước, cũng như chứng minh sự chuẩn bị kỹ lưỡng của các công ty xuất khẩu Việt Nam. Hy vọng rằng thông tin trong Công văn sẽ giúp cho việc nhập khẩu sản phẩm Việt Nam vào thị trường Trung Quốc trở nên thuận lợi hơn.
Đặc biệt hơn cả, Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc đã được thiết lập trong chuyến thăm của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đến nhà lãnh đạo cấp cao Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Tuyên bố đã nhấn mạnh thị trường Trung Quốc sẽ chủ động phát tiển và nâng tầm nông sản Việt. Cụ thể, Trung Quốc sẽ đẩy mạnh nhập khẩu rất nhiều mặt hàng nông sản trọng điểm như: dừa tươi, sản phẩm trái cây đông lạnh, hoa quả có múi, bơ, na, roi
Các mặt hàng khác như dược liệu đông y có nguồn gốc thực vật, thịt bò, thịt heo, sản phẩm từ gia súc, gia cầm cũng được nước láng giềng tạo điều kiện nhập khẩu. Ngược lại, Việt Nam sẽ tăng nhập cá tầm từ Trung Quốc, trao đổi và thúc đẩy lĩnh vực, nghề liên quan phát triển lành mạnh.
Hai nước cũng nhất trí mở rộng quy mô thương mại song phương cân bằng, bền vững. Các biện pháp đảm bảo thông suốt chuỗi cung ứng hàng hóa, thí điểm cửa khẩu thông minh tại các cặp cửa khẩu Tân Thanh – Pò Chài, Hữu Nghị để tăng hiệu suất thông quan cũng được hai nước đồng thuận thúc đẩy.
Đây chính là những cột mốc khẳng định Sự Gắn Kết Bền Chặt – Cùng Nhau Phát Triển Vững Mạnh giữa Việt Nam và Trung Quốc. Điều này không chỉ tạo ra cơ hội tuyệt vời cho những doanh nghiệp trong lĩnh vực Trồng Trọt mà còn rất nhiều ngành nghề quan trọng điểm khác, điển hình như Vận Chuyển & Quản Lý Chuỗi Cung Ứng trong mạng lưới Logistics Xuyên Biên Giới Việt – Trung.
Tham khảo: Văn Phòng SPS Việt Nam Đưa Thông Báo Về Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Của Cục Hải Quan Trung Quốc
Nông Sản Việt: Thiên Thời – Địa Lợi – Nhân Hòa
Tổng lãnh sự Việt Nam tại Nam Ninh (Trung Quốc) – Ông Đỗ Nam Trung cũng đã có những chia sẻ những thông tin quan trọng về việc hợp tác thương mại giữa hai nước đặc biệt trong khía cạnh xuất khẩu nông sản. Ông khẳng định: Trung Quốc là một trong những thị trường lớn và quan trọng bậc nhất của Việt Nam.
Nổi bật trong các mặt hàng rảu củ quả chính là sầu riêng khi sản lượng xuất sang Trung Quốc chiếm 95%, sắn chiếm 90%, vải chiếm gần 90% và thanh long chiếm 80%. Trong bối cảnh mới, trao đổi thương mại nông sản giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ có những cơ hội và thách thức mới đòi hỏi cách làm mới.
Ông Đỗ Nam Trung đã lựa chọn ra 3 từ khóa chính là “Thiên Thời” – Địa Lợi và Nhân Hòa để miêu tả chi tiết nhất về những bước phát triển dài hạn của Nông Sản Việt tại thị trường Trung Quốc như sau:
Về “thiên thời”, quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đang ở giai đoạn phát triển tốt đẹp, nhất là sau chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (10/2022) và chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa kết thúc tốt đẹp cách đây vài ngày.
Việt Nam được hưởng lợi từ thuế quan ưu đãi bời vì chúng ta và Trung Quốc đều là thành viên của Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA), Hiệp định Đối tác Kinh tế Tòa diện Khu vực (RCEP)
Đặc biệt, cơ hội của Nông Sản Việt cùng các lĩnh vực khác thật sự nổi bật khi Trung Quốc tiến vào giai đoạn thúc đẩy mạnh mẽ tiêu dùng nội địa ngay sau đại dịch COVID 19. Bên cạnh đó, những sản phẩm nông sản chất lượng cao cũng được kì vọng sẽ phát triển rực rỡ khi tầng lớp thượng lưu của Xứ Sở Tỉ Dân hướng sự chú ý đến những loại thực phẩm chất lượng, tự nhiên đến từ mảnh đất “Hình Chữ S”
Trong hội nghị đàm phán cấp cao, cả hai tổng bí thư của hai nước cũng đã khẳng định rất coi trọng tiềm năng và thị trường xuất khẩu của nhau. Đó chính là lý do vì sao Trung Quốc chủ động muốn xuất khẩu nhiếu hơn nữa các mặt hàng nông sản tươi sạch của Việt Nam. Từ đó, doanh nghiệp Việt đã bước sang trang mới khi có nhiều lợi thế hơn trong đàm phán trao đổi nông sản với Trung Quốc.
Tham khảo: Hội Nghị Bàn Tròn Thiết Lập Chuỗi Logistics Nông, Lâm, Thủy, Hải Sản Xuất Khẩu
Về từ khóa “Địa Lợi”, không phải sở dĩ mà chúng ta vẫn thường nói Trung Quốc là “Người Hàng Xóm Thân Tình” của ta trong nhiều năm qua khi các khoảng cách về vị trí đại lý đều không phải là rào cản, chỉ cần bước chân ra khỏi cửa là đến nhà nhau. Trong khi đó, khoảng cách của Việt Nam hướng đến thị trường Châu Âu lại xa hơn rất nhiều. Chính vì vậy mà chi phí Logistics cũng có phần chênh lệch khá lớn.
Tại thị trường Đông Nam Á, đối thủ lớn nhất của Việt Nam trong khía cạnh xuất khẩu nông sản là người bạn láng giềng Thái Lan. Tuy nhiên, “Đất Nước Chùa Vàng” cũng gặp những khó khăn nhất định trong hệ thống Logistics hướng đến thị trường Trung Quốc. Trong khi đó vào giai đoạn tháng 7 – 8/2023, Việt Nam đã thành công hình thành mạng lưới Logistics Xuyên Biên Giới Việt Nam – Trung Quốc do Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Chủ Trì. Trong đó, có sự đóng góp không nhỏ của Tập đoàn Mega A – Công ty Mega A Logistics Việt Nam.
Nhờ vào vị trí đia thế, phần lớn các mặt hàng nông sản của Việt Nam khi xuất khẩu sang Trung Quốc cũng không bị đông lạnh quá nhiều và vẫn đảm bảo được chất lượng khi phân phối đến tay người dùng cuối.
Về yếu tố “nhân hòa”, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Nam Ninh chia sẻ, Trung Quốc và Việt Nam có sự tương đồng về văn hóa ẩm thực, văn hóa ứng xử và văn hóa doanh nghiệp, “phải nói rằng 2 bên rất hiểu nhau”. Thương mại nông sản hai nước nhận được nhiều sự ủng hộ từ lãnh đạo cấp cao và các cấp thể hiện rõ qua các chuyến thăm.
Tham khảo: Trang Sử Mới Cho Logistics Xuyên Biên Giới: Điểm Nhấn Nổi Bật Của Mega A
Cơ Quan Ngoại Giao Rộng Mở Với Nhiều Doanh Nghiệp
Bên cạnh những thuận lợi, ông Đỗ Nam Trung cũng đề cập đến những khó khăn và thách thức mà thị trường, doanh nghiệp Việt phải nỗ lực vượt qua. Ông nhắc đến 5 từ khóa như sau: “thị trường, chất lượng, tốc độ lưu thông, uy tín, tính ổn định bền vững”.
Về thị trường, thị trường Trung Quốc không còn dễ tính mà hướng tới các tiêu chuẩn cao. Doanh nghiệp cần nhiều thông tin để hiểu biết căn cơ hơn về thị trường Trung Quốc, nhất là văn hóa tiêu dùng. Như thông tin gần đây văn phòng SPS Việt Nam cũng đã thông tin về Nghị Định Mới trong biên bản bộ luật 248 & 249 nhằm kiểm soát chất lượng mặt hàng nông sản của tất cả những nước xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc. Đặc biệt bên cạnh đó, Tổng cục Hải Quan Trung Quốc cũng đã vừa thông tin áp dụng những chính sách và giấy chứng nhậm mới cũng như buộc các doanh nghiệp phải đăng kí kê khai đầy đủ tại các nước sở tại trước khi xuất khẩu sang thị trường Tỷ Dần.
Văn phòng SPS Việt Nam thông tin về việc áp dụng Quy định 248 của Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) có hiệu lực từ ngày 01/01/2022. Theo Công hàm số 353 ngày 27/9/2021 của GACC, các nghị định thư về kiểm dịch động thực vật đã ký giữa GACC và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong thông tin quy định Thành viên WTO.
Ví dụ như:
- Trung Quốc phải kèm theo “Giấy chứng nhận đăng ký của Tổng cục Hải quan Trung Quốc – Certificate of GACC Registration”; doanh nghiệp Việt Nam phải đăng ký và nộp phí trực tuyến tại website: https://www.gacc.app/application-exporter-registration-submit
- SPS Việt Nam khẳng định, đến nay, Tổng cục Hải quan Trung Quốc(GACC) không có yêu cầu về biểu mẫu giấy chứng nhận đăng ký của GACC và quy định thu phí trực tuyến thông qua các website: https://www.gacc.app, https://www.aqsiq.net.
- Đối với doanh nghiệp sản xuất, chế biến và bảo quản nước ngoài xuất khẩu thực phẩm vào Trung Quốc đăng ký trên hệ thống https://app.singlewindow.cn/
- Đối với doanh nghiệp đăng ký các sản phẩm thuộc thẩm quyền phê duyệt của Vụ Kiểm dịch động thực vật, GACC, kết quả đăng ký được công bố tại website: http://dzs.customs.gov.cn/ và văn bản thông báo của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
Đặc biệt, Mega A Logistics trên hành trình đồng hành cùng Nông Sản Việt Nam đã có những bước đi đầy nỗ lực góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của mạng lưới Logistics Xuyên Biên Giới Việt – Trung. Bên cạnh đó, Mega A Logistics cũng là một trong những đơn vị tổ chức Festival Lúa Gạo vào tháng 12 tại Hậu Giang với sự tham gia của rất nhiều doanh nghiệp uy tín tại Trung Quốc.
Không những thế, trong thời gian gần đây, Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị – Ông Đặng Đình Long đã có những thông tin về biên bản ghi nhớ hợp tác với văn phòng SPS Việt Nam. Chúng tôi luôn sát sao theo dõi từng bước đi của ngành Nông Nghiệp Việt Nam với khát vọng không chỉ góp phần gia tăng sản lượng xuất khẩu nông sản, cải thiện chất lượng đời sống của người nông dân và khẳng định thế mạnh của nền kinh tế Việt Nam.
Tham khảo: Siết Chặt Tình Hình Nông Lâm Thủy Sản Việt Nam
Biên Bản Ghi Nhớ Hợp Tác Giữa Mega A Logistcs Company Và Văn Phòng SPS Việt Nam
Nội dung chính hợp tác trong lĩnh vực “Logistics Xuyên Biên Giới và hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam”
Tập đoàn Mega A – Công ty Mega A Logistics Việt Nam hợp tác cùng Văn phòng SPS Việt Nam nhằm mục đích:
- Tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp logistics Việt Nam và cơ quan quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam.
- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam.
- Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật của các thị trường xuất khẩu.
Về nội dung hợp tác, cả hai bên thống nhất trong các lĩnh vực nhữ sau:
Cung cấp thông tin và tư vấn:
- Hai bên phối hợp xây dựng hệ thống thông tin chia sẻ về logistics xuyên biên giới và các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật của các thị trường xuất khẩu.
- Hai bên phối hợp tổ chức các khóa đào tạo trực tuyến và trực tiếp về logistics xuyên biên giới và các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật của các thị trường xuất khẩu.
- Hai bên phối hợp tổ chức các hội thảo, hội nghị, tọa đàm về logistics xuyên biên giới và các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật của các thị trường xuất khẩu
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:
- Hai bên phối hợp xây dựng chương trình đào tạo về logistics xuyên biên giới và các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật của các thị trường xuất khẩu cho cán bộ, nhân viên của hai bên.
- Hai bên phối hợp cử cán bộ, nhân viên đi đào tạo, bồi dưỡng tại các cơ sở đào tạo uy tín trong và ngoài nước.
- Hai bên phối hợp trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Nghiên cứu và phát triển:
- Hai bên phối hợp nghiên cứu và phát triển các giải pháp mới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động logistics xuyên biên giới và hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật của các thị trường xuất khẩu.
- Hai bên phối hợp đăng ký bằng sáng chế và sở hữu trí tuệ cho các giải pháp mới.
Có thể thấy “Chữ Tín” gần như đã là kiêm chỉ nam mang thị trường nông sản Việt Nam “Bay cao – Vươn xa” tại một trong những thị trường xuất khẩu mơ ước của rất nhiều quốc gia – Trung Quốc. Đặc biệt hơn cả chính nhờ vào những chiến lược đúng đắn của của Đảng & Nhà nước, các Bộ ngành liên quan và doanh nghiệp đã mở ra lợi thế bền vững cho ngành Nông Nghiệp Việt Nam. Điều cần làm bây giờ là tất cả chúng ta hãy tiếp tục cố gắng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tối ưu hóa quy trình sản xuât, trồng trọt để hướng đến việc tạo ra những mặt hàng nông sản chất lượng nhất, không chí đáp ứng tiêu chi khắt khe của thị trường Trung Quốc mà còn là cả thị trường Châu Lục.
Tham khảo: Chương 2 Phân Loại Kích Thước Tàu Tiêu Chuẩn Trong Mạng Lưới Logistics Xuyên Biên Giới
Và Mega A Logistics với phương châm “Uy Tín Toàn Cầu” sẽ nỗ lực hết mình trong lĩnh vực Vận Chuyển & Quản Lí Chuỗi Cung Ứng góp phần nhân rộng Hình Ảnh – Thương Hiệu Nông Sản Việt trên trường Quốc Tế. Bạn đừng quên rằng, trong năm 2024, Mega A Logistics sẽ thực hiện khai thác 7 chuyến tàu size Panamax, trong đó nông sản là một trong những mặt hàng vận chuyển chính yếu. Hơn thế nữa, đội ngũ nhân viên nhà Mega A đã có mặt sẵn sàng tại cụm cảng Shanghai để tiếp đón những chuyến hàng đầu tiên cho năm mới Giáp Thìn.
Hãy tiếp tục đồng hành và theo dõi hành trình của Mega A Logistics nhé!