Thực Phẩm Ăn Liền Và Mạng Lưới Vận Chuyển Bền Vững

Những thực phẩm ăn liền như mì hoặc phở gói đã thật sự bùng nổ sau khoảng 50 năm ra mắt trên thị trường. Dòng sản phẩm đã trở nên quá đỗi quen thuộc với rất nhiều khách hàng và được xếp vào nhóm thực phẩm thiết yếu. Việt Nam đã và đang nỗ lực thúc đẩy sự phát triển của chuỗi cung ứng trong khía cạnh Thực Phẩm, Nông Sản nhằm thúc đẩy sự phát triển của “Sản Phẩm Nước Nhà” trên trường Quốc Tế.

Tiềm Năng Thị Trường Thực Phẩm Ăn Liền Bùng Nổ

Dựa theo số liệu báo cáo của Facts and Factors vào cuối năm 2022 cho thấy doanh thu ước tính của thực phẩm mì ăn liền sẽ đạt mức 47 tỷ USD và bứt phá lên khoảng 74 tỷ USD vào giai đoạn năm 2026.
Hiệp hội Mì ăn liền thế giới (WINA) cũng thống kế rằng: Nếu giai đoạn 2018 – 2019 chỉ số tăng trưởng của sản phẩm này chỉ khoảng 4% thì đến giai đoạn sau dịch CoVID và năm 2022 – 2023 chỉ số đã tăng từ 4 – 5 lần đạt gần 15%.

Nhìn về thị trường Việt Nam ta cũng thấy những điểm sáng của thực phẩm ăn liền nói chung và mì gói hoặc phở ăn liền nói riêng. Mức tăng trưởng của thị trường Việt Nam ước tính đã tăng gần 30% so với cùng kỳ năm 2019 – 2020.

Thực phẩm ăn liền Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ
Thực phẩm ăn liền Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ

Đặc biệt, Hiệp hội cũng chỉ ra rằng mức tiêu thụ trên đầu người của Việt Nam rất ấn tượng và đạt Top 5 thế giới trong cuối năm 2020 và 2021. Trung bình một người Việt sẽ tiêu thụ từ 75 đến gần 80 gói mì trong một năm.

Bên cạnh đó, thị trường Châu u sẽ có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất trong suốt giai đoạn 2022 – 2026 từ 15% đến dưới 50% theo đánh giá của các chuyên gia. Chính vì vậy, các quốc gia này cũng sẽ siết chặt những chính sách nhập khẩu thực phẩm ăn liền từ các đối tác, trong đó có Việt Nam.

Tham khảo thêm: Hành Trình Mang Nông Sản Việt Lên Sàn Thương Mại Điện Tử

Nhu Cầu Tăng Cao, Xuất Khẩu Nghiệp Ngặt, Áp Lực Cho Chuỗi Cung Ứng Của Doanh Nghiệp Việt.

Các doanh nghiệp nội địa luôn khao khát mang hình ảnh và hương vị của quê nhà vươn tầm Thế Giới. Gói ghém hương vị truyền thống thôi chưa đủ, doanh nghiệp còn phải đảm bảo chất lượng sản phẩm để đủ tự tin cạnh tranh ở thị trường thế giới với các yêu cầu khắt khe.

Điển hình như Tập đoàn VIFON với quyết tâm đưa món ăn truyền thống của Việt Nam đi khắp thế giới trong hơn 20 năm vừa qua. Ban lãnh đạo không ngừng nỗ lực hợp tác và đàm phán với các khách hàng tại thị trường Châu u, Châu Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc để hình thành mạng lưới Logistics Xuyên Biên Giới.

Đặc biệt, VIFON cho biết: “Nói không với màu sắc bắt mắt từ phẩm màu là một trong những yếu tố giúp chúng tôi thu hút người tiêu dùng vào thời điểm ấy. Ban lãnh đạo lựa chọn con đường phát triển bền vững, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng”

VIFON là một trong những doanh nghiệp chạm mốc xuất khẩu 1 tỷ sản phẩm ăn liền đến thị trường quốc tế
VIFON là một trong những doanh nghiệp chạm mốc xuất khẩu 1 tỷ sản phẩm ăn liền đến thị trường quốc tế

Từ đó ta có thể thấy rằng thị trường Quốc Tế sẽ cởi mở nếu sản phẩm nước nhà đủ chất lượng và đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Đó chính là lý do vì sao VIFON đã chinh phục được hơn 100 quốc gia & vùng lãnh thổ. Sản phẩm “phở ăn liền tím” là mặt hàng thiết yếu tại hầu hết các chuỗi siêu thị lớn tại Trời u.

Trong suốt 5 năm qua, doanh nghiệp đã cung cấp hơn 1 tỷ sản phẩm ăn liền “Made in Vietnam”. Nói như vậy để thấy các doanh nghiệp thực phẩm ăn liền khác đều có cơ hội làm điều này nếu đảm bảo các yêu cầu trên kết hợp với hệ thống dịch vụ Logistics toàn cầu chất lượng.

Than khảo: Siết Chặt Tình Hình Nông Lâm Thủy Sản Việt Nam

Bùng Nổ Thị Trường Mỹ “Con Đường Vàng” Của Thực Phẩm Ăn Liền Việt Nam

Mỹ và Trung Quốc luôn là thị trường tiềm năng và “mơ ước” của rất nhiều quốc gia. Với chính sách, đường lối phát triển của Việt Nam, chúng ta đang làm rất tốt khi tiếp cận những thị trường này. Không chỉ cơm chiên truyền thống Việt Nam mà cả phở xào, mì xào, hoành thánh, pad Thái, cơm chiên kiểu Thái… cũng được xuất khẩu thành công đi Mỹ, Úc…

Vào sáng ngày 28/6, “Triển lãm Quốc Tế Ngành Lương thực, thực phẩm TP.HCM lần 2 năm 2023” được đồng tổ chức bởi Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM (ITPC) phối hợp với Hội Lương thực thực phẩm Thành phố (FFA) tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn – SECC.

Triển lãm là sân chơi của rất nhiều sản phẩm sản phẩm độc đáo như: Mì xào, phở xào, cơm chiên truyền thống Việt Nam hay, pad thái,.. Đặc biệt hơn cả, hơn 50% trong số đó đến từ các Doanh Nghiệp vừa và nhỏ. Các công ty nội địa đã từng bước đi sâu hơn vào thị trường chế biến để mang đến những sản phẩm đặc sắc và chất lượng nhất cho người tiêu dùng trong nước & quốc tế.

Việt Nam lọt Top 5 thị trường ấn tượng về thực phẩm ăn liền
Việt Nam lọt Top 5 thị trường tiêu thụ thực phẩm ăn liền

Trưởng phòng Marketing của VIFON cũng cho biết: Một trong những đặc điểm cốt lõi làm nên tên tuổi của thực phẩm ăn liền chính là sự tiện lợi nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Các sản phẩm này đánh vào tâm lý “bận rộn” “vội vã” của thị trường Châu u. Họ thường tinh gọn những buổi ăn sáng nhưng vẫn cần nạp rất nhiều dưỡng chất cho ngày dài hoạt động.

Hiện tại, những sản phẩm này sản xuất theo đơn đặt hàng chủ yếu từ thị trường Mỹ, Úc, Canada… với số lượng bình quân khoảng 2 container/tháng. Đặc biệt, mức giá tại thị trường nội địa chỉ khoảng 40 – 50.000 VND và giá xuất khẩu sẽ giao động từ 5 – 10 USD tùy khu vực.  Đặc biệt hơn cả, một hệ thống Logistics Xuyên Biên Giới đến khu vực EU đã được thiết lập bền vững cho các sản phẩm ăn liền, trong đó mì gói là lựa chọn hàng đầu.

Tham khảo: Logistics Xanh Và Hành Trình Của Mạng Lưới Nước Nhà 

Điều này càng được minh chứng cụ thể thông qua việc EU sẽ không bắt buộc các loại giấy tờ, thủ tục kiểm định an toàn vệ sinh thực phẩm nghiêm ngặt dành cho các thực phẩm ăn liền như trước kia. Ngoài ra, thị trường Châu u cũng gỡ các lệnh cảnh cáo về hàm lượng bảo quản và độ dinh dưỡng trong các sản phẩm của Việt Nam.

Đây thể hiện quyết tâm và nỗ lực rất lớn của Bộ Công Thương trong công cuộc quản lý và rà soát chất lượng định kỳ cùng những biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời. Các dòng sản phẩm được gỡ bỏ lệnh bao gồm: mì ăn liền, bún, phở dạng khô có gia vị hay miến. Tốc độ CAGR của thực phẩm ăn liền Việt Nam ước tính tăng khoảng 5 – 6% trong giai đoạn 2023 – 2028.

Tổng giám đố công ty VIFON đã nhận định: “Nếu doanh nghiệp nội địa muốn vươn mình ra thế giới và đẩy mạnh toàn cầu hóa. Điều đầu tiên tất cả chúng ta phải đảm bảo chính là chất lượng sản phẩm và độ vệ sinh an toàn thực phẩm. Chúng sẽ được chứng minh và kiểm định thông qua các chứng chỉ cụ thể như: ISO 9001, HACCP cho tất cả nhà máy sản xuất. tiêu chuẩn IFS hay chứng nhận RSPO”

Các doanh nghiệp cần phải xác định điểm mạnh và ngành hàng chính của mình từ đó định hướng những tiêu chuẩn và chứng chỉ cần đạt được để thuận lợi trong quá trình xuất khẩu sang các cảng Quốc Tế.

Mega A Logistics Company Và Bước Tiến Đến Thị Trường Trung Quốc

Bên cạnh Mỹ và Châu Âu, Trung Quốc chính là một trong những thị trường khai phá cho các sản phẩm ăn liền nổi tiếng như: cơm tự sôi, mì tự sôi,… Đây được xem là “cái nôi” của dòng thực phẩm chế biến sẵn (Ready Meal). Thị trường này của Trung Quốc cũng đạt mức doanh thu khoảng 4 tỷ USD, tăng trưởng gấp 3 so với cùng kỳ năm 2021.

Bên cạnh đó, xứ “Tỷ Dân” cũng sở hữu gần 65.000 doanh nghiệp nội địa hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm ăn liền dưới hình thức công ty liên doanh. Hơn thế nữa, tỷ lệ doanh nghiệp đăng ký mới trong 1 năm cũng khoảng 40%.

Công ty Tiếp thị kỹ Thuật Số Trung Quốc đã báo cáo rằng khoảng 35% bữa ăn sẵn hiện được mua trực tuyến và 65% được mua trực tiếp qua mạng lưới phân phối siêu thị khổng lồ của Trung Quốc. Sàn thương mại điện tử JD cũng đã báo cáo rằng doanh nghiệp đã đạt mức tăng trưởng kép hàng năm đến trên 120% với doanh số bán đồ ăn sẵn.

Không những thế, chỉ trong vỏn vẹn 6 tháng đầu năm 2022, gần 2000 loại thực phẩm ăn liền và có sẵn được cung cấp từ hơn 400 doanh nghiệp khác nhau thông qua nền tảng thương mại điện tử Jd. Số liệu này chưa được tính từ các sàn TMĐT khác như: Alibaba, Amazon,… Trung Quốc chính là “Thủ Lĩnh Độc Tôn” của ngành công nghiệp này. Một trong những nguyên nhân chính là vì số lượng người sống một mình hoặc độc thân tại xứ Tỷ Dân lên đến gần 200 triệu người.

Quy mô thị trường thực phẩm ăn liền đạt 47 tỷ USD
Quy mô thị trường thực phẩm ăn liền đạt 47 tỷ USD

Điều này kết hợp với lối sống nhanh và áp lực xã hội đã lấy đi gần như toàn bộ thời gian của họ. Chính vì thế, những bữa ăn có sẵn hoặc ăn liền là giải pháp phù hợp nhất. Vừa qua, Tổng giám đốc Mega A Logistics Company – Ông Đặng Đình Long đã có dịp ghé thăm Trung Quốc và trải nghiệm cách thức quản trị cũng như hoạt động của các nhà máy chế biến thực phẩm ăn liền tại đây.

Hơn thế nữa, Mega A Logistics tự hào là một trong những doanh nghiệp tiên phong thực hiện Hệ Thống Logistics Xuyên Biên Giới Việt Nam – Trung Quốc cho ngành hàng Nông Nghiệp. Nên đây cũng là cơ hội thuận lợi để gặp gỡ và trao đổi thêm các thông tin bổ ích từ nhiều ngành hàng có thể được Logistics bổ trợ.

Tham khảo: Tất Bật Chuẩn Bị Đề Án 1 Triệu Ha Lúa Gạo Chất Lượng Cao

Ông Đặng Đình Long cho biết: “ Trung Quốc đã mang cả nền văn hóa quốc gia và ẩm thực của họ vào trong từng món ăn riêng biệt. Vẫn là phong cách ăn thuần cay, nhiều gia vị nhưng được chế biến vô cùng hài hòa, đậm vị và thích hợp với khẩu vị của nhiều người. Đặc biệt, hệ thống quy trình ứng dụng công nghệ 4.0 chính là điểm nhấn hoàn hảo cho năng lực sản xuất cũng như xuất khẩu của sản phẩm ready meal của thị trường Trung Quốc.

Mega A Logistics Company đã có dịp tìm hiểu về cách thức xây dựng các mô hình quán ăn truyền thống và tạo ra doanh thu với lượng chi phí khá thấp. Trong chuyến công tác, Mega A Logistics đã ký kết các hợp đồng quan trọng và sẽ được công bố trong thời gian tới. Tất cả cùng hướng đến quá trình Hiện Đại Hóa – Công Nghiệp Hóa ngành Logistics Việt Nam

Popular Posts

Back To Top