Trong bối cảnh toàn cầu hóa, Thương mại điện tử xuyên biên giới bùng nổ và phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ cũng có những phương án đề xuất và chiến lược dài hạn để khai phá tiềm năng của lĩnh vực này tại Việt Nam.
Tuy nhiên, vẫn còn những thách thức trong khía cạnh rào cản pháp luật, hợp đồng, chính sách định chế,.. có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của logistics thương mại điện tử xuyên biên giới. Cùng Mega A Logistics tham khảo ngay nhé!
Tổng Quan Định Nghĩa Logistics Thương Mại Điện Tử Xuyên Biên Giới
Thương mại điện tử xuyên biên giới (CBEC) được biết đến là một hoạt động thương mại toàn cầu trong đó các chủ thể tham gia đến từ nhiều quốc gia trên thế giới, thuộc các khu vực hải quan khác nhau.
Tất cả sẽ hoạt động trên nền tảng thương mại điện tử kết hợp với các hình thức & trao đổi trực tuyến, cùng nhau hướng đến sản phẩm & dịch vụ chất lượng nhất.
Đây được xem là một phần quan trọng trong chiến lược thương mại hóa và toàn cầu hóa của các quốc gia & vùng lãnh thổ. Chính vì thế, loại hình CBEC có rất nhiều ưu điểm vượt trội. Có thể kể đến như:
- Tốc độ giao dịch và hoàn thành các thủ tục xác thực được rút ngắn thời gian đáng kể thông qua nền tảng online.
- Doanh nghiệp có thể chủ động kiểm soát khoảng cách từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối.
- Logistics thương mại điện tử xuyên biên giới ảnh hưởng sâu sắc đến mức chi phí hoạt động của các doanh nghiệp từ khâu sản xuất, lưu trữ và vận chuyển.
- Kế đến, mô hình CBEC thúc đẩy mạnh mẽ chiến lược hợp tác song phương giữa các Quốc gia nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Từ đó, sẽ hợp lực cùng nhau mang đến những giá trị thực tiễn cho người tiêu dùng bằng sản phẩm chất lượng và giá thành phù hợp.
Trào lưu Logistics thương mại điện tử xuyên biên giới bắt nguồn từ những quốc gia phát triển và sở hữu nền tảng thương mại điện tử hùng mạnh như: Trung Quốc (Taobao, Alibaba,..), Mỹ (Amazon), Nhật Bản, Hàn Quốc,..
Vậy tại thị trường Đông Nam Á và cụ thể là Việt Nam thì Logistics thương mại điện tử xuyên biên giới đã bùng nổ như thế nào? Mega A Logistics Company sẽ giải đáp ngay sau đây.
Tham khảo: Hành Trình Mang Nông Sản Việt Lên Sàn Thương Mại Điện Tử
Mô Hình Logistics Thương Mại Điện Tử Xuyên Biên Giới Tại Thị Trường Đông Nam Á
Theo thống kê của Hiệp Hội Logistics Hoa Kỳ, doanh thu của mô hình CBEC có thể tăng lên đến 350 tỷ USD vào giai đoạn năm 2025. Không những, CBEC hiện chiếm 10 đến 15% tổng khối lượng thương mại điện tử toàn cầu.
Cụ thể trong đó, thị trường Châu Á nắm giữ từ 35 – 40% doanh thu Logistics thương mại điện tử xuyên biên giới trên toàn cầu, lần lượt sau đó là Châu u (25%) và khu vực Bắc Mỹ (20%). Đây là chỉ số có thể được dự đoán từ trước bởi Trung Quốc chính là “Gã Khổng Lồ” trong lĩnh vực này.
Dựa trên báo cáo của Deloitte thực hiện vào đầu năm 2023 cho thấy rằng : “ Đông Nam Á được dự đoán sẽ đạt nền kinh tế kỹ thuật số trị giá 1 nghìn tỷ đô la Mỹ vào năm 2030, đưa khu vực này bước vào kỷ nguyên vàng của thương mại kỹ thuật số trong ba năm tới”.
Không những thế, thị trường Logistics thương mại điện tử xuyên biên giới tại Châu Á được phân chia thành 3 nhóm trên hai khía cạnh: CBEC (60%) và số hóa (40%). Thực tế cho thấy:
- Thị trường trưởng thành: Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore và Nhật Bản.
- Thị trường đang phát triển: Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Việt Nam và Philippine.
- Thị trường giai đoạn đầu: Myanmar, Campuchia, Lào và Brunei.
Điểm sáng đáng chú ý chính là khu vực Việt Nam của chúng ta xếp vào nhóm đang phát triển và các chuyên gia cũng nhận định Việt Nam có tốc độ tăng trưởng ổn định cũng như còn nhiều tiềm năng số hóa chưa được khai phá hết.Thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam được đánh giá đứng tốp 3 khu vực Đông Nam Á và dự báo đạt kim ngạch xuất khẩu trực tuyến gần 300.000 tỷ đồng vào năm 2027
Điều này càng được minh chứng cụ thể thông qua số liệu báo cáo của Bộ Công Thương hiện có khoảng 200 doanh nghiệp trong nước bán hàng trên Amazon. Các mặt hàng nông sản, thực phẩm chế biến, thủ công mỹ nghệ, may mặc, cơ khí chế tạo, bao bì đóng gói… của Việt Nam rất có lợi thế cạnh tranh trên sàn Alibaba.com về chi phí giá thành.
Tham khảo: Phân Biệt Chi Tiết Nhất Dịch Vụ Liner Service Và Tramp Service
Đặc biệt hơn cả, Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Công Thương Trung Quốc đã có những ký kết về đầu tư hợp tác trong lĩnh vực Logistics Thương Mại Điện Tử Xuyên Biên Giới với các sàn lớn tại thị trường “Tỷ Dân”. Kết quả những bước đầu rất khả quan khi chúng ta đã thành lập “gian hàng quốc gia Việt Nam” trên sàn thương mại điện tử jd.com – sàn thương mại điện tử thu hút khoảng 300 triệu người dùng hàng tháng.
Kế đến, những doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam cũng gây ấn tượng trên sàn thương mại điện tử Alibaba.com. Trong 9 tháng đầu năm 2023, các giao dịch logistics thương mại điện tử xuyên biên giới đã tăng gần 48% so với cùng kỳ năm 2022.
Hiệp Hội Logistics Việt Nam cũng nhận đính: Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Thương mại điện tử xuyên biên giới đã góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa với giá trị ước đạt hơn 80.000 tỷ đồng năm 2022.
Tính đến giai đoạn cuối tháng 8, 17 triệu sản phẩm của Việt Nam đã được bán đến tay người tiêu dùng. Đáng chú ý, số lượng đối tác bán hàng Việt Nam qua Amazon tăng 40%, giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam bán hàng trên Amazon tăng 50%…
Những Khó Khăn Thị Trường Logistics Thương Mại Điện Tử Xuyên Biên Giới Tại Việt Nam Và Giải Pháp
Bên cạnh đó, mạng lưới Logistics Thương Mại Điện Tử Xuyên Biên Giới tại Việt Nam vẫn còn đối mặt với những thách thức, một trong số đó chính là quy trình kiểm định thông qua hải quan. Thực tế cho thấy có đến gần 70% doanh nghiệp mất rất nhiều thời gian về quy trình thủ tục.
Không những thế, Tổng Giám Đốc Marketing của Công ty TNHH Alibaba.com Việt Nam – bà Nguyễn Thị Phương Uyên đã nhận định các doanh nghiệp Logistics khi tham gia vào các sàn thương mại điện tử có quá ít kinh nghiệm trong lĩnh vực marketing, sử dụng các công cụ tiếp thị của sàn cũng như tìm hiểu sâu rộng về các thuật toán & đánh giá của sàn đó, cùng với đó là rào cản không nhỏ về mặt ngôn ngữ.
Đây chính là một trong những lý tác động tiêu cực đến tiến độ giao hàng, thực hiện các giao dịch và đảm bảo nguồn cung ứng đầy đủ cho sàn. Các doanh nghiệp cũng cần phải đảm bảo tính bảo mật & an toàn tuyệt đối với thông tin cá nhân của khách hàng nếu muốn chiếm trọn niềm tin của thị trường.
Điều này cho thấy, hệ thống logistics cho thương mại điện tử là cản trở không nhỏ cho các doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam trong hoạt động CBEC. Tuy nhiên, Doanh nghiệp và các bộ ngành liên quan đang nỗ lực thực hiện những giải pháp tối ưu để gỡ bỏ nút thắt. Có thể kể đến một số bước tiến quan trọng như:
- Bộ Công Thương phối hợp với sàn thương mại điện tử Jd.com thành lập “Gian hàng quốc gia Việt Nam – Vietnam Pavilion”. Gian hàng dự kiến ra mắt vào cuối năm 2023 quy tụ khoảng 100 doanh nghiệp.
- Tập đoàn thương mại điện tử của Mỹ Alibaba.com sẽ phối hợp với các bộ ngành liên quan, đẩy mạnh tiến trình thương mại hóa quốc tế đến hơn 200 quốc gia & vùng lãnh thổ.
- Bộ Công Thương phối hợp với các sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam như Lazada, Shopee, Sendo,.. thực hiện chiến lược nâng cấp và hoàn thiện chuyển đổi số.
- Các bộ ngành cũng mở rộng các chương trình giao lưu và diễn đàn để doanh nghiệp cập nhật chính xác những xu thế mới của thị trường thương mại điện tử trên toàn cầu.
Về mặt pháp lý, chính sách liên quan hoạt động thương mại điện tử, Chính phủ đã ban hành các văn bản như: Luật Giao dịch thương mại điện tử (2005); Nghị định số 52/2013 (thay thế Nghị định số 57/2006) về thương mại điện tử; Nghị định số 72/2013 về quản lý, cung cấp sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng; Luật An ninh mạng (2018)…
Bên cạnh đó, phải đẩy mạnh đào tạo kỹ năng, kiến thức về marketing; xây dựng định hướng kinh doanh, bảo vệ thương hiệu trong thương mại điện tử xuyên biên giới. Kinh nghiệm từ các doanh nghiệp tham gia thị trường này cho thấy, cần nắm rõ quy trình vận hành logistics trong thương mại điện tử xuyên biên giới, cách thức bảo quản hàng hóa hiệu quả và tính toán được phương án logistics tối ưu, chi phí thấp để hàng hóa có giá bán cạnh tranh nhất khi phân phối trong thương mại điện tử tại thị trường nhập khẩu.
Bộ Công Thương cũng nhận định rằng “Các doanh nghiệp cần thiết lập chính sách đào tạo nguồn nhân lực bền vững và lộ trình thăng tiến rõ ràng. Đặc biệt, đối tượng sinh viên là một trong những nguồn lực dồi dào và chất lượng cao cho các doanh nghiệp. Chính vì thế, các hoạt động & sự kiện hay diễn đàn liên kết với các trường đại học thuộc khối ngành Kinh Tế & Quản Trị sẽ rất bổ ích. Nó không chỉ giúp cho doanh nghiệp giải quyết bài toán nhân sự bền vững, mà còn tạo ra cơ hội việc làm ổn định cũng như định hướng nghề nghiệp cho các sinh viên”
Tham khảo: Trang Sử Mới Cho Logistics Xuyên Biên Giới: Điểm Nhấn Nổi Bật Của Mega A
Nếu chúng ta hiểu được tầm quan trọng của thương mại hóa, toàn cầu hóa, sự liên kết với các sàn TMĐT uy tín trong và ngoài nước, mở rộng các chính sách pháp lý hay xây dựng kỹ năng quản trị, truyền thông vững chắc, nhưng chỉ cần thiếu đi nguồn nhân lực chất lượng cao thì mọi điều ấy sẽ trở nên vô nghĩa.
Đó chính là lý do vì sao Mega A Logistics Company đã thực hiện chuyến công tác đến Trung Quốc để trao đổi và tìm hiểu về các cơ hội chương trình “Liên Kết Sinh Viên Việt Nam” như thông tin đã trao đổi & ký kết với Đại học Gia Định và Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Mega A Logistics Company Góp Phần Đưa Sinh Viên Việt Nam Vươn Tầm Quốc Tế
Theo các văn bản đã ký kết với Đại học Gia Định (GDU) và Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH), Mega A Logistics Company vinh dự là một trong những doanh nghiệp Vận Chuyển hợp tác đào tạo nhân lực cho Logistics Xuyên Biên Giới và Thương Mại Điện Tử.
Bên cạnh đó, Mega A Logistics cũng là doanh nghiệp tiên phong trong chiến lược Logistics Xuyên Biên Giới Việt Nam – Trung Quốc cho thị trường nông sản cũng như đứng trong thành phần ban tổ chức Festival Quốc Tế Ngành Hàng Lúa Gạo Hậu Giang 2023.
Không những thế, Mega A Logistics Company có mạng lưới vận chuyển đa phương tại hơn 50 Quốc Gia & Vùng lãnh thổ, đặc biệt hơn cả doanh nghiệp có mối quan hệ hợp tác bền vững với các đại diện Trung Quốc – một trong những quốc gia dẫn đầu về dịch vụ Thương Mại Điện Tử và Vận Chuyển Toàn Cầu.
Hội tụ đầy đủ những yếu tố ấy, Mega A Logistics tự tin mang đến những lợi ích thiết thực cho thế hệ sinh viên Năng Động – Nhiệt Huyết – Chuyên Nghiệp và rộng hơn thế nữa là “ươm mầm” một thế hệ nguồn nhân lực chất lược cho ngành Logistics của nước nhà.
Tham khảo: Việt Nam Đưa Ngành Logistics Đến “Con Đường Màu Xanh”
Trong chuyến đi công tác Trung Quốc lần này, Mega A đã có cơ hội tiếp cận với rất nhiều mô hình kinh doanh tiềm năng và có khả năng liên kết tốt với mạng lưới Logistics cũng như đủ sức phát triển bùng nổ trên các sàn thương mại điện tử. Một trong số đó chính là các sản phẩm ăn liền như: cơm tự sôi, lẩu tự sôi, các loại món ăn truyền thống địa phương được chế biến sẵn,…
Không những thế, Chúng tôi cũng được tiếp cận các quy trình đào tạo sinh viên chuyên ngành “Kinh Tế”, “Quản Lý Chuỗi Cung Ứng”, “Quản Trị Kinh Doanh” hay “Thương Mại Điện Tử”. Thông qua đó, Doanh nghiệp đã có cơ hội mở rộng các mối quan hệ để cùng nhau hợp tác phát triển với mục tiêu chung là nâng tầm nguồn nhân lực của cả hai nước. Sắp tới, sẽ có những chương trình “Liên Kết Sinh Viên” giữa các Trường Đại Học và Mega A cũng mong rằng mình sẽ đóng góp những giá trị thiết thực nhất cho ban lãnh đạo nhà trường đúng với cam kết của mình.
Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật những tin tức mới nhất về hoạt động của công ty và tin tức thị trường Logistics trong & ngoài nước nhé!