Tiềm Năm Thị Trường Châu Phi – Trung Đông

Việt Nam và các quốc gia châu Phi – Trung Đông đang xây dựng mối quan hệ ngoại giao tích cực, trong đó hoạt động xuất nhập khẩu không cạnh tranh mà thậm chí có thể bổ sung lẫn nhau. Điều này tạo ra nhiều tiềm năng cho sự phát triển thương mại hai bên. Cùng Mega A Logistics tham khảo ngay nhé!

Mega A Logistics Tham Dự Hội Thảo “Phổ biến thông tin thị trường Kenya và một số nước khu vực Đông Phi”

Đông Phi là một trong những thị trường tiềm năng mà Việt Nam chưa thể triển khai hết được ưu điểm của mình. Khu vực bao gồm 6 Quốc Gia tạo thành Cộng đồng Đông Phi (EAC) và tổng dân số ước tính hơn 300 triệu người. Đặc biệt, Kenya là một trong những quốc gia nổi trội về vị thế địa lý và đóng góp nhiều giá trị vào ngành hàng hải quốc tế.

Trong những năm gần đây, nhu cầu của thị trường Đông Phi ngày một phát triển mạnh mẽ và đã dần bước sang trang mới. Họ tận dụng nguồn lực nhập khẩu lớn từ các mối quan hệ hợp tác song phương để đáp ứng đầy đủ nhu cầu nội địa. Chính vì vậy, đã mở ra không ít cơ hội cho các quốc gia tại các Châu Lục khác trong đó có Việt Nam. Những mặt hàng như thiết bị điện, máy móc, thực phẩm, nông sản, hàng tiêu dùng được chú trọng.

Châu Phi là thị trường tềm năng cho hạt cà phê Việt Nam
Châu Phi là thị trường tềm năng cho hạt cà phê Việt Nam

Không những thế, các nước khu vực Châu Phi sở hữu điểm mạnh về tài nguyên thiên nhiên và đã cung ứng cho Việt Nam những nguồn nhiên liệu quan trọng phục vụ trong sản xuất. Chính vì thế việc tiếp cận và mở rộng giao thương với thị trường Trung Đông Phi cũng là hướng đi chiến lược tiềm năng mà các doanh nghiệp Việt Nam phải hướng đến.
Để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận và nắm bắt nhu cầu xuất nhập khẩu tại thị trường Trung Đông Phi, Bộ Công Thương đã tổ chức hội thảo “Phổ biến thông tin thị trường Kenya và một số nước khu vực Đông Phi”.

Trong năm 2024, Mega A Logistics đã và đang định hướng đến thị trường Trung Đông Phi với hàng loạt mặt hàng trọng điểm như: sắt thép, máy móc, vật tư phân bón nông nghiệp, nông sản, lâm sản(gạo, sắn lát, gỗ băm, gỗ ván, gỗ pallet).

Ngay bây giờ, hãy cùng Mega A Logistics điểm qua những tiềm năng tại thị trường Trung Đông Phi nhé!

Tiềm Năng Thị Trường Châu Phi

Trong buổi hội thảo tại Hà Nội với chủ đề Thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa tiềm năng của Việt Nam sang thị trường châu Phi – Trung Đông, bà Nguyễn Minh Phương – Trưởng phòng Tây Á, châu Phi, Vụ Thị trường châu Á – châu Phi đã chỉ ra rằng do điều kiện tự nhiên không thuận lợi, các nước trong khu vực Trung Đông phải nhập khẩu tới 80% hàng hoá lương thực, thực phẩm, tương đương 40 tỷ USD mỗi năm để đáp ứng nhu cầu trong nước.

Chính điều này tạo tiền đề rất lớn cho các Quốc gia có thế mạnh Công Nông Ngư Nghiệp, một trong số đó chính là Việt Nam. Bức tranh tổng thể cho thấy rằng các nước thuộc Châu Lục này nhập khẩu gần 40 tỷ USD. Hơn thế nữa, những quy định và yêu cầu về chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại những quốc gia này cũng không quá khắt khe.

Mặt khác, Việt Nam và các nước châu Phi – Trung đông có mối quan hệ ngoại giao khá tốt; mặt hàng xuất nhập khẩu không cạnh tranh, thậm chí bổ sung cho nhau do vậy có nhiều tiềm năng cho thương mại hai bên phát triển.

Những mặt hàng chủ lực xuất khẩu sang thị trường Châu Phi - Trung Đông
Những mặt hàng chủ lực xuất khẩu sang thị trường Châu Phi – Trung Đông

Các quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đã phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây. UAE là một thị trường tiềm năng cho sản phẩm nông sản Việt Nam, với dân số đa dạng về xu hướng tiêu dùng và nhu cầu. Điểm nhấn của sự khác biệt chính là Việt Nam hiện là quốc gia đứng đầu về xuất khẩu nông sản sang UAE trong các nước ASEAN.

Vào ngày 10 tháng năm 2023, Việt Nam đã ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể trong lĩnh vực xuất khẩu rau quả và sản phẩm nông sản tới thị trường UAE. Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang UAE đã tăng 18% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, xuất khẩu hạt điều đã tăng đến 60%, chè tăng 15,4%, và gạo cũng ghi nhận mức tăng khoảng 30,9%.

Sự gia tăng mạnh mẽ này cho thấy sự khẳng định của sản phẩm nông nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế, đồng thời là bước tiến lớn trong việc thúc đẩy quan hệ kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và UAE. Người phụ trách chính trong các thương vụ xuất khẩu từ Việt Nam sang UAE – Ông Trương Xuân Trung nhận định “Mặc dù vị trí địa lý là điểm yếu trong thương vụ Việt Nam UAE, nhưng chúng ta vẫn có những ưu thế nhất định vì mọi hàng hóa đều không phải chịu thuế. Một trong những tiền lệ hiếm hoi mà Việt Nam có được”

Lợi thế này càng được mở rộng khi, UAE thuộc khối các nước vùng vịnh và khi hàng hóa của Việt Nam vào UAE và tiếp tục xuất khẩu sang các nước GCC (Vùng vịnh) sẽ không chịu thuế lần 2. Nhìn sang thị trường Ai Cập, Việt Nam cũng đã và đang tạo được những ấn tượng nhất định tại đây.

Các mặt hàng chủ lực từ hạt tiêu, hạt điều, cơm dưa, chè, cà phê hay thủy sản đông lạnh đều chứng tỏ được giá trị và ưu điểm của mình. Các doanh nghiệp Ấn Độ cũng đã có những bản hợp đồng dài hạn với doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải liên tục nỗ lực để duy trì và cải thiện chất lượng sản phẩm nhằm tạo ra lợi thế so với các quốc gia khác.

Lúa gạo vẫn đứng đầu danh sách mặt hàng nông sản xuất khẩu sang thị trường Châu Phi
Lúa gạo vẫn đứng đầu danh sách mặt hàng nông sản xuất khẩu sang thị trường Châu Phi

Nigeria được xem là một thị trường tiềm năng đối với quan hệ ngoại giao Việt Nam trong khu vực châu Phi. Với dân số hơn 200 triệu người, Nigeria hiện đang là quốc gia đông dân nhất châu Phi. Nền kinh tế Nigeria có xu hướng phát triển mạnh mẽ, với thị trường tiêu dùng tăng trưởng nhanh nhất thế giới, từ mức 240 tỷ USD vào năm 2023 lên khoảng 603 tỷ USD vào năm 2030.

Dự báo rằng vào năm 2024, Nigeria sẽ trở thành quốc gia nhập khẩu lúa gạo lớn nhất thế giới với số lượng khoảng 2,1 triệu tấn. Điều này cung cấp cơ hội để Việt Nam mở rộng việc xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Nigeria và đẩy mạnh quan hệ kinh tế-giao thông vận tải giữa hai quốc gia. Sự phát triển của Nigeria có tiềm năng mang lại nhiều lợi ích cho cả Việt Nam và Nigeria trong việc hợp tác kinh doanh và đầu tư.

Việt Nam hiện đang quan tâm mở rộng hơn trong việc xúc tiến quan hệ kinh tế và thương mại với các nước châu Phi, đặc biệt là Nam Phi, Nigeria và Kenya. Các nước này đều có nhu cầu lớn về hàng dệt may, giày dép, thiết bị vật tư y tế, xe máy và linh kiện, phụ tùng, máy phát điện cũng như máy bơm nước.

Hợp tác kinh doanh với các đối tác ở châu Phi không chỉ mang lại lợi ích cho Việt Nam mà còn góp phần vào sự phát triển của các nền kinh tế này. Qua việc xuất khẩu hàng hóa chất lượng cao và hiệu quả, Việt Nam có thể thúc đẩy sự hợp tác song phương trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.

Ngoài ra, việc mở rộng thị trường tiêu thụ và hợp tác sản xuất chung với các đối tác ở châu Phi cũng giúp Việt Nam mở rộng quan hệ kinh doanh toàn cầu. Điều này không chỉ mang lại lợi ích ngắn hạn mà còn xây dựng cơ sở vững chắc cho việc mở rộng hoạt động kinh doanh quốc tế của Việt Nam trong tương lai.

Vai trò, ý nghĩa của “Độc lập - Tự chủ” với Việt Nam và bài học kinh nghiệm chia sẻ với các nước châu Phi - Trung Đông
Vai trò, ý nghĩa của “Độc lập – Tự chủ” với Việt Nam và bài học kinh nghiệm chia sẻ với các nước châu Phi – Trung Đông

Những Rủi Ro Xuất Khẩu Thị Trường Châu Phi

Bên cạnh những lợi ích, thị trường Châu Phi cũng mang đến những rủi ro nhất định cho các Quốc Gia nhập khẩu. Tình trạng lừa đảo ở các nước châu Phi khá phổ biến như thông qua hình thức đấu thầu, đối tượng dễ đồng ý mua hàng Việt Nam với giá cao, đề nghị Việt Nam gửi tiền để lo thủ tục. Hoặc đối tượng chào bán hàng cho doanh nghiệp Việt Nam với giá thấp, yêu cầu doanh nghiệp Việt Nam đặt cọc… Sau khi nhận được tiền từ doanh nghiệp Việt Nam, đối tượng sẽ đóng website và bỏ trốn.

Ngoài hiện tượng lừa đảo, tại châu Phi, hàng Việt Nam còn phải cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của nhiều nước châu Á khác như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia…
Bên cạnh đó, thuế nhập khẩu ở một số nước cũng tương đối cao. Đơn cử tại Algeria, theo ông Nhuận, thuế nhập khẩu vào nước này bình quân trên 30%. Không chỉ vậy, Algeria còn áp dụng thuế phòng vệ bổ sung, nhất là với những mặt hàng trong nước sản xuất được.

Châu Phi Thị trường xuất khẩu tiềm năng nhưng cũng ẩn chứa nhiều rủi ro

Châu Phi Thị trường xuất khẩu tiềm năng nhưng cũng ẩn chứa nhiều rủi ro

Khó khăn nữa là ngôn ngữ trên bao bì cần được ghi bằng 2 thứ tiếng là tiếng Ả-rập và tiếng Pháp hoặc tiếng Anh, bởi nhiều nước châu Phi chủ yếu giao tiếp bằng tiếng Ả-rập.
Doanh nghiệp Việt Nam cũng cần tìm hiểu thị hiếu, văn hoá người tiêu dùng châu Phi, quan tâm đến giấy chứng nhận Halal (giấy chứng nhận xác nhận sản phẩm không có các chất cấm theo yêu cầu Luật Hồi giáo và đáp ứng yêu cầu về vệ sinh thực phẩm trong quá trình sản xuất) vì các nước châu Phi chủ yếu theo đạo Hồi.

Popular Posts

Back To Top