Tóm tắt: Cục XNK trả lời thực trạng nửa đầu 2022 và cơ hội sắp tới

Trong bối cảnh chiến tranh Nga-Ukraine ảnh hưởng đến logistics toàn cầu, xuất khẩu Việt Nam đạt được gì sau 6 tháng đầu năm 2022 và chuẩn bị gì cho sắp tới…

Trong buổi phỏng vấn, phóng viên Báo Công Thương đã đưa ra một số câu hỏi và được Phó Cục trưởng Trần Thanh Hải thuộc Cục Xuất nhập khẩu trả lời, tóm tắt như sau:

1. Thực trạng xuất siêu trong 6 tháng đầu năm 2022

Theo con số ước tính: kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt ~186 tỷ USD – tăng 13%; nhập khẩu đạt 185,3 tỷ USD – tăng 15% so với cùng kỳ 2021. Hiện cả nước đang duy trì xuất siêu nhẹ, khoảng 700 triệu USD.

Về mặt hàng, tất cả các nhóm đều có tăng trưởng trong 6 tháng đầu năm. Nổi bật có xuất khẩu thủy sản tăng trưởng 39,6% (5,7 tỷ USD); xuất khẩu cà phê tăng 50% (2,3 tỷ USD). Một số nhóm khác vẫn có tăng trưởng mặc dù lượng xuất khẩu giảm xuống.

Các thị trường FTA có sự tăng trưởng cao, từ 12 đến 34%. Một số thị trường lẻ như Canada, Mexico thậm chí tăng trưởng lên đến 30%.

2. Ảnh hưởng khi nhập khẩu xăng dầu và than đá tăng
(trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine)

Về bối cảnh, xung đột Nga-Ukraine góp phần đẩy giá nhiên liệu thế giới tăng. Mặt khác, Việt Nam là nước xuất khẩu dầu thô, than đá và cũng phải nhập khẩu nhiên liệu.

Trong 6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản tăng trưởng 53,8% (2,47 tỷ USD), thuộc nhóm hàng giảm về lượng, tăng về chất. Đồng thời, nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam cũng tăng, cho thấy sự cân bằng tương đối với nhóm mặt hàng năng lượng và nhiên liệu.

3. Giải pháp giảm chi phí và tạo điều kiện để doanh nghiệp xuất khẩu sắp tới

Việc giảm chi phí này là một câu chuyện dài mang tính hệ thống. Hiện vấn đề này đã được đưa vào các nghị quyết và kế hoạch hành động của Chính phủ.

Từ phía Bộ Công Thương, thời gian tới sẽ tiếp tục các hoạt động ổn định lưu thông hàng hóa trong nước và hỗ trợ doanh nghiệp trong xuất khẩu. Đồng thời, Bộ sẽ đẩy mạnh việc lan tỏa thông tin về các lợi ích của FTA cũng như cập nhật việc phòng chống gian lận xuất xứ, giải pháp ứng phó phòng vệ thương mại đối với hàng hóa nhập khẩu.

Theo Tạp chí Công Thương

 

Bài đọc thêm:

  1. Tóm tắt nội dung trọng yếu về Nghị định thư cho xuất khẩu sầu riêng
  2. Chuyển đổi số: Ưu tiên các mặt hàng nông sản chủ lực
  3. TPHCM chính thức giảm phí hạ tầng cảng biển từ ngày 1/8

Popular Posts

Back To Top