Sau khi phía Trung Quốc ký kết Nghị định thư, Cục trưởng Cục BVTV đã tóm tắt những nội dung trọng yếu để chuẩn bị cho sầu riêng xuất khẩu…
Trả lời phỏng vấn của báo NNVN, Cục trưởng Hoàng Trung của Cục BVTV thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (MARD) đã chia sẻ những nội dung trọng yếu trong Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật (KDTV) đối với trái sầu riêng của Việt Nam.
Mega A tóm tắt phần câu hỏi của NNVN và trả lời của ông Hoàng Trung như sau:
1. Quá trình đàm phán để ký kết Nghị định thư về yêu cầu KDTV đối với sầu riêng Việt Nam xuất khẩu Trung Quốc
Đầu năm 2018: Cục BVTV khởi động quá trình đàm phán;
Tháng 1 – 2019: Cục BVTV chính thức nộp hồ sơ chờ Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) để trao đổi và thảo luận;
Tháng 7 – 2022: phía Việt Nam chuyển 3 bản Nghị định thư (Trung, Anh, Việt) kèm theo danh sách cơ sở mã số vùng trồng và đóng gói để GACC phê duyệt.
2. Việt Nam có bao nhiêu cơ sở vùng trồng và đóng gói được cấp mã để xuất sầu riêng chính ngạch sang Trung Quốc
Việt Nam hiện đăng ký tham gia có:
- 123 mã số vùng trồng
- 57 cơ sở đóng gói sầu riêng
*Ghi chú: Hiện Mega A mới cập nhật được tên 9 cơ sở vùng trồng tại Đồng Nai (link). Chưa có thêm thông tin chính thức từ Cục BVTV.
3. Công tác chuẩn bị để xuất khẩu trái sầu riêng sang Trung Quốc
Cục BVTV sẽ tổ chức 2 đợt tập huấn tại (1) Tiền Giang và (2) Đắk Lắk về nội dung liên quan đến Nghị định thư cho địa phương.
4. Tóm tắt lợi thế của trái sầu riêng Việt Nam để xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc
a. Tổng sản lượng trái sầu riêng hàng năm của Việt Nam lớn: khoảng 1,3 triệu tấn, diện tích tương đối tập trung với các vụ thu hoạch rải nhiều tháng trong năm.
b. Sầu riêng Việt có mùi vị và hàm lượng lượng dưỡng chất cao, kiểm tra chất lượng cho đánh giá rất tốt.
c. (Quan trọng nhất) đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn thực phẩm theo quy định từ phía Trung Quốc
d. Nhận được sự quan tâm liên ngành
5. Cơ hội và thách thức đối với trái sầu riêng Việt xuất khẩu sang Trung Quốc
Nội dung Nghị định thư thực chất là yêu cầu kỹ thuật mà bên xuất khẩu bắt buộc phải tuân thủ. Ví dụ:
a. Phải có nhật ký canh tác, xử lý sinh vật gây hại (ruồi, rệp, nấm)
b. Không vượt mức dư lượng thuốc BVTV
c. Duy trì canh tác đúng kỹ thuật và đảm bảo giám sát tại vùng trồng
Bài đọc thêm: