Rau quả Việt Nam không đủ sức chịu khoảng thời gian 50-60 ngày trong điều kiện thời tiết đang biến động tại Lạng Sơn…
Trong nhiều hội thảo Xúc tiến thương mại trong thời gian vừa qua, Trung Quốc luôn được nhắc đến như một thị trường “không còn dễ tính” đối với Việt Nam. Các nhà chính sách vì vậy khẳng định nông sản Việt Nam phải nâng cao tiêu chuẩn và hướng tới các thị trường như EU và Mỹ.
Tuy nhiên trong thời điểm cuối năm 2021 và trước thềm Tết Nguyên Đán 2022, Trung Quốc vẫn là thị trường lớn của nông thủy sản Việt Nam. Tình trạng ùn tắc ở biên giới Việt-Trung vẫn là một vấn đề nan giải mà nhiều doanh nghiệp phải xoay sở giải quyết.
Các cửa khẩu ở biên giới phía Bắc hiện vẫn đang ngày một siết chặt bởi chính sách Zero Covid của Trung Quốc. Tính đến ngày 25/12, dọc biên giới hai nước chỉ còn 7/76 cửa khẩu, lối mở còn hoạt động với tình trạng ùn tắc ở hầu hết các địa điểm.
Từ ngày 23/12, trao đổi với báo Dân Trí, Tổng Thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam Đặng Phúc Nguyên đã cho biết:
“Tầm này là nhiều container đã có bắt đầu hỏng, kém chất lượng rồi vì họ đã đợi quá lâu. Các chủ hàng nên tính toán phương án để giảm thiệt hại. Đừng cố chờ nữa”.
Theo thông tin từ Cục Hải quan Lạng Sơn, với năng lực thông quan hiện tại, sẽ cần thêm 44 ngày nữa để giải quyết 4.400 xe đang chờ đợi các cửa khẩu.
Trong các mặt hàng, nông sản thường dễ hư hại nhất với thời gian bảo quản chỉ được trong khoảng một tháng. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp đã chuyển hàng đến Quảng Ninh, Hải Phòng để tìm đường xuất sang Trung Quốc.
Bài đọc thêm: