Xuất khẩu thuỷ hải sản đã có sự suy giảm trong bối cảnh năm 2023 đối mặt với tình trạng lạm phát tăng cao, nhu cầu giảm, lượng hàng tồn kho gia tăng đột biến. Tỷ lệ giảm khoảng 17% so với cùng kì năm trước và chỉ đạt khoảng 9 tỷ USD.
Top 10 Nhận Định Quan Trọng Về Ngành Hàng Thuỷ Hải Sản Năm 2024
Năm 2024, dự đoán cũng sẽ là một trong những năm khó khăn của ngành xuất khẩu thuỷ hải sản. Bên cạnh những cơ hội từ thị trường quốc tế, doanh nghiệp Việt phải thật sự cẩn trọng và có phương án chiến lược rõ ràng trong lộ trình phát triển dài hạn của mình.
Mega A Logistics sẽ cập nhật cho bạn Top 10 thông tin quan trọng về thị trường thuỷ hải sản trong năm nay. Tham khảo ngay nhé!
1. Mặc dù kinh tế thế giới đã bước ra khỏi vùng đáy, lạm phát tại phần lớn các quốc gia cũng đã được kiểm soát ổn định. Tuy nhiên, tốc độ phục hồi sẽ không quá nhanh. Các vấn đề kinh tế chính trị thế giới cũng tác động không nhỏ. Xung đột Nga – Ukraine, giao tranh ở Trung Đông và các vấn đề địa chính trị khác trên thế giới chắc chắn làm xáo trộn thương mại toàn cầu trong đó có thủy sản. Điều này khiến cho: Chi phí vận tải tăng, giá thành cho nguyên liệu đầu vào của ngành nuôi trồng, chế biến thuỷ hải sản cũng gia tăng. Rất có thể “Cơn lốc lạm phát” sẽ xuất hiện và ảnh hưởng đến nhu cầu chế biến thuỷ hải sản.
2. Chu kỳ giảm giá của nhiều loại thuỷ hải sản vẫn sẽ tiếp tục kéo dài đến khoảng giữa năm 2024.
3. Thị trường Mỹ: Nhu cầu phục hồi chậm và tận dụng nguồn tôm nhập khẩu giá rẻ từ Ecuador. Đặc biệt, thuế chống trợ cấp (CVD) sẽ ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu tôm sang Mỹ Của Các Doanh Nghiệp Việt.
4. Thị trường Trung Quốc: Khả năng cạnh tranh không dễ dàng kèm với mức giá trả cho các doanh nghiệp sẽ không được quá cao.
5. Ngành chăn nuôi thuỷ hải sản nói chúng và các doanh nghiệp nuôi tôm, cá trá cũng đối diện những thách thức từ các vấn đề chi phí của nguồn thức ăn đầu vào.
6. Mặt hàng “Tôm”: Cạnh tranh khốc liệt với thị trường Ecuador và Ấn Độ về giá cũng như nguồn cung.tình trạng dư cung có thể vẫn tiếp diễn tới nửa đầu năm (Sản lượng tôm thế giới năm 2024 sẽ tăng 4,8% lên 5,9 triệu tấn). Ecuador và Ấn Độ đang tăng thị phần cả ở Mỹ, Trung Quốc, EU và Nhật Bản, đồng thời tăng XK tôm chế biến dù tỷ trọng còn khiêm tốn.
7. Mặt hàng “Cá Tra”: Các vấn đề tồn khi tại thị trường Mỹ, EU và Trung Quốc đã được giải quyết ổn thoả. Dự kiến trong năm nay giá sản phẩm sẽ bình ổn và có dấu hiệu gia tăng. Không chỉ có xu hướng XK cá tra mà các mặt hàng phụ như (chả cá tra, bong bóng cá,…) cũng là sự lựa chọn ưu tiên của các doanh nghiệp để đáp ứng đa dạng cầu của thị trường.
8. Thị trường Hải Sản: Doanh nghiệp Việt sẽ gặp khó khăn khi XK thuỷ hải sản sang thị trường EU khi mà các vấn đề liên quan đến nhân sự, đội ngũ kỹ thuật, cơ sở hạ tầng,.. vẫn còn chưa thể giải quyết. Đặc biệt hơn cả, thẻ vàng IUU vẫn là một thách thức không hề nhỏ với thị trường Việt Nam.
9. Sẽ có xu hướng gia công tăng lên sau khi ngành chế biến thủy sản Trung Quốc bị cáo buộc sử dụng lao động cưỡng bức (người Duy Ngô Nhĩ) và động thái của Trung Quốc cấm NK thủy sản Nhật Bản khiến các nhà máy Nhật Bản đổ xô sang Việt Nam tìm đối tác gia công. Ngoài ra DN có thể sẽ tăng NK nguyên liệu để SXXK và tăng gia công cho các thị trường Nhật Bản, Mỹ.
10.Thị trường XK thuỷ hải sản Việt Nam được dự báo sẽ có dấu hiệu phục hồi ổn định trong thời gian tới. Đặc biệt, với những sự điều chỉnh của thị trường và khả năng thích nghi nhanh chóng, các doanh nghiệp Việt được kỳ vọng sẽ trở lại mức tăng trưởng trong khoảng 9.5 tỷ USD – 10 tỷ USD. Trong đó, ngành tôm hướng đến mục tiêu mạnh mẽ đạt khoảng 4 tỷ USD, mặt hàng cá tra sếp ngay sau đó với khoảng 2 tỷ USD và 3.6 – 3.8 tỷ USD dành cho các mặt hàng còn lại.