Những xu hướng Logistics đã và đang có những dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ ngay sau đại dịch COVID 19. Theo số liệu thống kê của The Leader – Báo Của Nhà Quản Trị cho biết: Nhìn chung, các doanh nghiệp logistics trên thị trường đang hồi phục, tốc độ tăng trưởng dao động từ 12-15% tùy vào lĩnh vực kinh doanh. Ngoài ra, các Tập đoàn cũng định hình những xu hướng phát triển trọng điểm để tạo tiền đề cho các doanh nghiệp nỗ lực và bứt phá.
Xu hướng logistics năm 2023 đang hướng tới tự động hóa và số hóa kho bãi. Những tiến bộ trong công nghệ như bản sao kỹ thuật số và điện toán đám mây đang làm cho hoạt động hậu cần trở nên linh hoạt, an toàn và đáng tin cậy hơn. Vậy liệu đâu sẽ là xu hướng logistics nổi bật nhất trong năm 2023. Cùng Mega A Logistics Company tham khảo ngay Top 10 xu hướng Logistics phổ biến tại thị trường Việt Nam nhé!
Xu Hướng Logistics Hàng Không Trở Lại
Trong hơn ba thập kỷ qua, thị trường vận chuyển hàng hóa hàng không Việt Nam đã phát triển vượt bậc, với tốc độ tăng trưởng bình quân 15,3%/năm từ năm 1991 đến năm 2022. Ngay sau đó, trong 11 tháng năm 2022, Việt Nam cũng ghi nhận 1,28 triệu tấn hàng hóa được vận chuyển bằng đường hàng không. Trong đó, mặt hàng quốc tế chiếm đến 1 triệu tấn hàng.
Trong tình hình đó, dù IPP Air Cargo đã rút lui và yêu cầu ngừng cấp giấy phép vận chuyển hàng hóa hàng không nhưng việc “tuyển” VUAir Cargo từ sự kết hợp giữa Vietravel Airlines và Asean Cargo Gateway Company (ACG) đã trở thành một trong hy vọng tiếp theo của ngành kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng hóa hàng không Việt Nam.
Tuy nhiên, xu hướng logistics hàng không vẫn gặp những bất lợi tại thị trường quê nhà. Phó tổng Giám đốc Công ty CP Hàng không Vietjet cũng nêu rõ hạ tầng và quy mô tại cảng hàng không cũng ảnh hưởng không nhỏ đến mục tiêu tăng trưởng của vận chuyển hàng không Việt Nam.
Ví dụ, sức chứa của sân bay Tân Sơn Nhất chỉ có khoảng hơn 80 chỗ, nhưng số lượng máy bay của các hãng hàng không nội địa như Vietnam Airlines, Vietjet có khoảng 100 tàu bay. Điều này gây nên tình trạng chậm trễ trong quá trình nâng & hạ cánh. Đó chính là lý do vì sao dự án Sân Bay Quốc Tế Long Thành được gấp rút triển khai.
Giám đốc điều hành Công ty MMI Asia của Đức ông Michael Wilton cũng có những chia sẻ về thị trường vận chuyển hàng không Việt Nam: Vị trí địa lý của Việt Nam vô cùng hòa hảo, làm nên bức tranh Logistics tổng thể tại khu vực Đông Nam Á. Hơn thế nữa, những doanh nghiệp Logistics Việt Nam xây dựng các hoạt động tích cực trên trường quốc thông qua rất nhiều chương trình ý nghĩa.
Tham khảo ngay: Vận Chuyển Hàng Không: Thị Trường Tiềm Năng Cùng Những Thách Thức
Xu Hướng Logistics Xuyên Biên Giới
Logistics xuyên biên giới đang là bước đi mới của hệ thống vận chuyển nước nhà. Điển hình là “Hội nghị song phương Logistics Xuyên Biên Giới” giữa Việt Nam – Trung Quốc cho ngành hàng nông sản vào giai đoạn đầu tháng 10/2023 vừa qua. Đặc biệt, thật sự vinh hạnh khi Mega A Logistics Company là một trong những doanh nghiệp tiên phong cho mô hình “logistics xuyên biên giới” tại Việt Nam. Hơn thế nữa, chúng tôi vô cùng vinh hạnh khi đưa được mặt hàng nông sản Việt Nam đến Trung Quốc – một trong những thị trường rộng lớn nhất Châu Á.
Xu hướng Logistics xuyên biên giới được hiểu là hệ thống vận chuyển một trạm – nơi mà toàn bộ lô hàng sẽ được vận chuyển trong thời gian nhanh nhất đến nước nhập khẩu và loại bỏ những quy rình kiểm tra thủ tục phức tạp. Không những thế, đây còn sự kết hợp đồng bộ giữa tất cả các bên từ vận chuyển, đóng gói, lưu kho và kiểm tra.
Mega A Logistics lựa chọn mặt hàng nông sản để hiện thực hóa xu hướng logistics xuyên biên giới là vì “Tài sản” quan trọng nhất của nông sản là thời gian vận chuyển, làm cho sản phẩm có chất lượng cao, tăng khả năng cạnh tranh và tăng giá thành. Điều này sẽ chứng minh được sự hiệu quả trong khía cạnh thời gian của hệ thống Logistics Xuyên Biên Giới.
Ngoài việc tiết kiệm thời gian, giảm chi phí, xu hướng logistics xuyên biên giới đã kết nối với hệ thống cảng để đưa nông sản vào sâu hơn các thị trường nhập khẩu và tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng hơn
Để đạt được điều này, ngành logistics cần kết nối hệ thống kho bãi đồng bộ, nâng cao chất lượng phương tiện vận tải chuyên dùng và nguồn nhân lực tại các địa điểm xử lý hàng hóa. Ngoài ra, các công ty logistics, công ty xuất nhập khẩu cũng cần có sự kết nối, phối hợp thuận tiện hơn.Và hệ thống Logistics xuyên biên giới sẽ giúp chúng ta hiện thực điều ấy dễ dàng và hiệu quả hơn.
Xu Hướng Logistics Xanh
Các công ty vận tải cố gắng cải thiện môi trường bằng cách giảm thiểu tác động của hoạt động hậu cần. Một số giải pháp được triển khai bao gồm ứng dụng kho hàng thân thiện với môi trường dựa trên hệ thống quản lý năng lượng tiên tiến và quy hoạch chuỗi cung ứng thông minh. Đó là tiền đề để cụm từ “Logistics Xanh” được phổ biến và ứng dụng trên toàn thế giới.
Tại Việt Nam, khái niệm logistics xanh đã được giới thiệu trong Báo cáo Logistics Việt Nam 2022. “Logistics xanh là hoạt động logistics hướng tới mục tiêu bền vững, thân thiện với môi trường và giảm thiểu tác động tiêu cực đến người tiêu dùng và tác hại đến môi trường.”
Sự ra đời của xu hướng logistics xanh sẽ giúp giảm ô nhiễm môi trường và giảm tiêu thụ nguyên liệu thô. Ngoài ra, xu hướng Logistics xanh còn cải thiện việc tuân thủ luật môi trường và điều chỉnh tài nguyên thiên nhiên để sản xuất nhiều loại hàng hóa khác nhau và cung cấp đa dạng sản phẩm & dịch vụ.
Mục tiêu cuối cùng của logistics xanh là phát triển bền vững dựa trên tiến bộ công nghệ góp phần giảm ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Đặc biệt, Xu hướng Logistics xanh vừa theo đuổi về chất lượng, vừa theo đuổi về hiệu quả của sản phẩm và dịch vụ.Từ đó, làm hạn chế các hoạt động của Logistics đến môi trường.
“Việt Nam sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ hơn nữa bằng nguồn lực của mình, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế. Nhất là các nước có nền kinh tế phát thải lớn, cả về tài chính và chuyển giao công nghệ. Trong đó thực hiện các cơ chế theo Thỏa thuận Paris. Để đạt được mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050” được trích từ phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại COP26, ngày 01/11/2021.
Xu Hướng Công Nghệ Hóa Logistics
Đại dịch đã buộc các công ty logistics phải áp dụng các nền tảng kỹ thuật số tự động hóa quy trình làm việc bằng cách tích hợp và trực quan hóa dữ liệu trên toàn chuỗi cung ứng. 92% giám đốc điều hành cho rằng khả năng hiển thị chuỗi cung ứng là rất quan trọng để thành công. Nhưng chỉ có 27% tìm được cách đạt được điều đó.
Thay vì quản lý từng giai đoạn bằng phần mềm riêng biệt, công ty có thể chuyển sang nền tảng kỹ thuật số và tích hợp dữ liệu trên toàn bộ chuỗi cung ứng. Số liệu được trích dẫn từ báo của Alloy Technologies. Đó chính là lý do vì sao các doanh nghiệp không ngừng nỗ lực ứng dụng công nghệ hiện đại từ khâu lưu kho, vận chuyển và đến tay người tiêu dùng, khách hàng.
Hiện nay có rất nhiều ứng dụng công nghệ phù hợp để doanh nghiệp có thể sử dụng. Ví dụ như:
- Phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS) là một xu hướng logistics khác sẽ tiếp tục tạo tiếng vang tại năm 2023. Số hóa các hoạt động hậu cần của bạn bằng hệ thống quản lý kho mô hình SaaS (WMS) có thể được truy cập từ bất kỳ thiết bị nào có kết nối internet.
- Sử dụng công nghệ AI và máy học để khai thác triệt để nguồn dữ liệu hiện tại. Phương pháp này có nhiệm vụ tự động hóa quy trình trích xuất dữ liệu và chuyển thông tin sang các dạng kiến thức liên quan khác nhau. Đặc biệt, công nghệ sẽ hỗ trợ những nhà quản lý kiểm soát được độ xác thực của nguồn thông tin, dữ liệu, dự đoán nhu cầu (bán hàng và tiếp thị), xác định các điểm nghẽn (công nghiệp và logistics), cùng nhiều ứng dụng khác.
- Công nghệ tự động hóa quy trình bằng robot (RPA) — tức là việc áp dụng robot phần mềm để tương tác với các chương trình theo cách tự động — sẽ tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong các quy trình kinh doanh vào năm 2023. Ở cấp độ Logistics, công nghệ RPA có thể cải thiện theo dõi sản phẩm và theo dõi tình trạng vận chuyển đơn hàng. RPA cho phép bạn gửi thông báo về thời gian giao hàng, thông báo cho khách hàng về sự chậm trễ có thể xảy ra và tạo bằng chứng điện tử về tài liệu giao hàng thông qua các tin nhắn được tạo tự động.
Xu Hướng Logistics Thương Mại Điện Tử
Người tiêu dùng thương mại điện tử Việt Nam nằm trong số những người mua sắm trực tuyến thường xuyên nhất ở khu vực Đông Nam Á. Thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang tăng trưởng đáng kể do dân số trẻ, tỷ lệ thâm nhập internet cao và tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh ngày càng tăng
Lĩnh vực thương mại điện tử ngày càng mở rộng dự báo tiềm năng mở rộng trong tương lai của dịch vụ logistics trong nước và quốc tế, đặc biệt là dịch vụ chuyển phát nhanh.
Theo Bộ Thương mại điện tử và Kinh tế số Việt Nam (IDEA), lĩnh vực thương mại điện tử của Việt Nam dự kiến sẽ đạt 23 tỷ USD vào năm 2025. Ngoài ra, khi sở thích giao hàng nhanh của người tiêu dùng tăng lên, các dịch vụ chuyển phát nhanh sẽ bùng nổ và trở thành điểm khác biệt chính cho cả các công ty thương mại điện tử lâu đời và các công ty khởi nghiệp.
Theo quỹ đầu tư mạo hiểm NetTrans, doanh thu từ dịch vụ giao hàng, đặc biệt là giao hàng trong ngày, giao hàng chặng cuối và giao hàng nhanh sẽ tăng 30-40%. Do nhu cầu về dịch vụ chuyển phát nhanh từ phân khúc kinh doanh B2C ngày càng tăng, việc mở rộng ngành thương mại điện tử dự kiến sẽ thúc đẩy tăng trưởng thị trường của các dịch vụ này.
Mega A Logistics Compnay đã gửi đến quý khách hàng Top 5 Xu Hướng Logistics Nổi Bật Tại Việt Nam Năm 2023. Tiếp tục theo dõi và đồng hành cùng chúng tôi để cập nhật sớm nhất những tin tức về thị trường Logistics trong và ngoài nước nhé!