Trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu trên thế giới biến động theo chiều hướng gia tăng mạnh mẽ đã đặt sức ép không nhỏ lên các doanh nghiệp dịch vụ Logistics. Để đảm bảo chất lượng và nâng tầm dịch vụ, doanh nghiệp Quản Lý Chuỗi Cung Ứng cần phải đạt được những chứng nhận cần thiết để phù hợp với yêu cầu của thị trường Quốc Tế. Đó chính là lý do vì sao chứng nhận ISO được ứng dụng phổ biến trong chuỗi Logistics Xuyên Biên Giới. Cùng Mega A Logistics tham khảo top chứng nhận ISO quan trọng trong các hoạt động Vận Chuyển.
Tổng Quan Định Nghĩa Chứng Nhận ISO
ISO (Tổ Chức Tiêu Chuẩn Hóa Quốc Tế) được thành lập vào ngày 23 tháng 2 năm 1947, đặt trụ sở chính tại Geneva, Thụy Sĩ. Tổ chức này tổ chức và phát triển các tiêu chuẩn quốc tế, gồm cả tiêu chuẩn thương mại và công nghiệp, áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
ISO hiện có hơn 160 quốc gia là thành viên, trong đó có Việt Nam – nước thứ 77 gia nhập. Mục tiêu của ISO là thúc đẩy việc sử dụng các tiêu chuẩn để cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và tổ chức.
Các doanh nghiệp và tổ chức muốn nhận chứng nhận ISO cho hệ thống quản lý của mình phải tuân theo các tiêu chuẩn cụ thể. Đây là một yêu cầu quan trọng trong ngành logistics, vì những chứng nhận này giúp xây dựng niềm tin từ khách hàng và đối tác về chất lượng và an toàn trong hoạt động kinh doanh.
Nhờ việc áp dụng các tiêu chuẩn ISO, các doanh nghiệp logistics có thể tối ưu hóa quá trình vận hành, giảm rủi ro và tăng tính hiệu quả trong việc vận chuyển hàng hóa và dịch vụ liên quan. Mỗi chứng chỉ ISO sẽ liên quan đến một lĩnh vực và khía cạnh kiểm định cụ thể. Ví dụ như: Quản lý chất lượng sẽ chú trọng ISO 9001, Quản lý môi trường được kiểm định bằng ISO 14001, Quản lý an ninh thông tin sẽ được xác thực bằng chứng chỉ ISO 27001, Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp được cấp dựa trên ISO 45001.
Tham khảo: Tiềm Năm Thị Trường Châu Phi – Trung Đông
Đó là một trong những chứng chỉ ISO quan trọng mà các doanh nghiệp cần phải đạt được để gia tăng khả năng cạnh tranh và chúng được xem như “chiếc vé thông hành” đến với thị trường quốc tế cùng nhiều tiêu chuẩn khác. Vậy trong khía cạnh ngành dịch vụ Vận Chuyển & Quản Lý Chuỗi Cung Ứng đâu là những chứng chỉ ISO quan trọng mà các doanh nghiệp cần đặt mục tiêu hướng đến để tối ưu hóa chất lượng sản phẩm của mình?
Trong phần tiếp theo, Mega A Logistics Company sẽ gửi đến cho bạn Top những chỉ ISO quan trọng cho ngành Logistics Xuyên Biên Giới.
Top 4 Chứng Chỉ ISO Quan Trọng Trong Ngành Dịch Vụ Logistics
Để có thể phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực logistics và quản lý chuỗi cung ứng một cách nhanh chóng, việc tích lũy kiến thức và kinh nghiệm là điều cần thiết. Hiện nay, các doanh nghiệp chuỗi cung ứng luôn ưu tiên cho những người lao động đã được trang bị kiến thức chuyên ngành cơ bản và có những công nhận từ các tổ chức quốc tế.
Môi trường làm việc trong ngành logistics đang ngày càng phức tạp và đòi hỏi những kỹ năng chuyên môn cao. Việc hiểu rõ về quy trình vận chuyển, quản lý kho hàng, và các giải pháp tối ưu hóa chuỗi cung ứng sẽ giúp bạn tỏa sáng trong sự nghiệp của mình.
Đặc biệt, trong bối cảnh thị trường Quốc Tế siết chặt quy trình kiểm định, các doanh nghiệp Logistics cũng được yêu cầu phải có những chứng chỉ cần thiết để đảm bảo chất lượng dịch vụ, sự uy tín và chuyên nghiệp.
Hiện nay, các doanh nghiệp không ngừng nỗ lực cải thiện hệ thống vận chuyển đa phương thức xuyên biến giới để mở rộng thị phần và đón nhận nhiều cơ hội phát triển vượt bậc. Bên cạnh đó, Đảng & Nhà nước cùng các Bộ ngành liên quan đã và đang chuẩn bị những kế hoạch dài hạn Phát Triển Mạng Lưới Quản Lý Chuỗi Cung Ứng tầm nhìn đến 2050.
Trên hành trình ấy, Doanh nghiệp cần chứng minh năng lực và sự chuẩn bị kĩ càng cho các chứng chỉ theo tiêu chuẩn Quốc Tế. Dưới đây sẽ là Top 4 chứng chỉ ISO Quan Trọng nhất ngành Logistics mà Mega A Logistics Company gửi đến đọc giả.
Tiêu Chuẩn ISO 9001:2015
ISO 9001:2015 là tiêu chuẩn quốc tế về Hệ thống quản lý Chất lượng do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) ban hành, được chấp nhận và có giá trị trên phạm vi toàn cầu. Việc áp dụng và được chứng nhận theo ISO 9001:2015 đối với một doanh nghiệp đảm bảo đơn vị đó có Hệ thống quản lý tốt về Chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
Một doanh nghiệp áp dụng Hệ thống quản lý Chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 sẽ cung cấp niềm tin rằng đơn vị đó có Hệ thống quản lý tốt về Chất lượng sản phẩm, dịch vụ và có khả năng cung cấp một cách ổn định các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng các yêu cầu.
Việc được chứng nhận theo ISO 9001:2015 cũng tạo điều kiện điều kiện vượt qua các rào cản kỹ thuật và dễ dàng cho tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu hay việc xuất khẩu sang các thị tường khó tính trên thế giới.
Đặc biệt là Hiệp định hợp tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Cộng đồng kinh tế Asean và các hiệp định thương mại tự do khác, việc cam kết cùng với khả năng đảm bảo và cải tiến chất lượng sản phẩm theo ISO 9001:2015 trở thành điều kiện tiên quyết giúp doanh nghiệp tăng cường năng lực cạnh tranh về năng suất và chất lượng.
Tham khảo: Lo Ngại An Ninh Biển Đỏ – Chí Phí Logistics Tăng Cao
Tiêu Chuẩn ISO 45001:2018
ISO 45001 là một tiêu chuẩn quốc tế do Tổ chức Tiêu chuẩn Hóa Quốc tế (ISO) ban hành. Tiêu chuẩn này nhằm mục đích xác định các yêu cầu cụ thể để tạo ra môi trường làm việc an toàn và lành mạnh cho người lao động trong các tổ chức. Nó giúp ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh tật liên quan đến công việc và duy trì sức khỏe và an toàn nghề nghiệp.
Đối với lĩnh vực logistics và chuỗi cung ứng, việc áp dụng ISO 45001 có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của nhân viên, giảm thiểu rủi ro tai nạn lao động và yếu tố gây hại trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Đồng thời, tiêu chuẩn này cũng liên quan đến việc quản lý rủi ro và chất lượng sản phẩm trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Với ISO 45001 được áp dụng hiệu quả, các tổ chức có thể xác định rõ ràng các yếu tố gây nguy hiểm, triển khai biện pháp phòng ngừa, kiểm soát nguy cơ để đảm bảo môi trường làm việc an toàn. Việc tuân thủ tiêu chuẩn cũng giúp nâng cao uy tín của doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics và chuỗi cung ứng, từ đó thu hút sự tin tưởng từ khách hàng và các bên liên quan.
ISO 45001 là tiêu chuẩn mới trong lĩnh vực an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, được phát triển để thay thế OHSAS 18001. ISO 45001 được thiết kế để cung cấp một hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp hiệu quả cho mọi loại công ty và tổ chức.
Với việc thông qua ISO 45001, các doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics có thể xây dựng uy tín vững chắc và nâng cao hiệu suất hoạt động của họ, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng danh sách khách hàng tiềm năng.
Tham khảo: Lệnh 248 & Lệnh 249 Nâng Tầm Nông Sản Việt
Tiêu Chuẩn ISO 14001:2015
Một trong những chứng chỉ ISO quan trọng nhất mà tất cả doanh nghiệp nói chung và lĩnh vực Logistics nói riêng đều hướng đến. ISO 14001:2015 hướng về tầm quan trọng của môi trường và bảo vệ chất lượng nguồn tài nguyên thiên nhiên. Điều này đúng với định hướng chung của thế giới về một nền kinh tế xanh. Đặc biệt, “Xanh Hóa Logistics” đã và đang là xu thế của Mạng Lưới Vận Chuyển trên thế giới. Chính Phủ cũng đã có những cam kết về “Net Zero” tầm nhìn đến 2050.
Trong ngành logistics và chuỗi cung ứng, việc tuân thủ các tiêu chuẩn của ISO 14000 rất quan trọng. Quy trình sản xuất, vận chuyển và xử lý hàng hoá có thể có tác động lớn tới môi trường, và việc áp dụng các tiêu chuẩn này giúp đảm bảo rằng quá trình này diễn ra một cách bền vững.
Các yếu tố khác như đánh giá vòng đời sản phẩm cũng được tích hợp vào bộ tiêu chuẩn này. Điều này có ý nghĩa trong việc theo dõi, đánh giá và cải tiến từ khâu nhập khẩu nguyên liệu cho đến gia công, sản xuất và phân phối sản phẩm cuối cùng.
Khi tổ chức hoặc doanh nghiệp tuân thủ các yêu cầu của ISO 14000, họ không chỉ có lợi ích từ việc giảm thiểu rủi ro về tuân thủ pháp luật mà còn từ việc xây dựng uy tín về cam kết bền vững và xã hội.
Việc áp dụng những chứng nhận liên quan đến ISO 14000 có thể giúp tổ chức thu hút khách hàng mong muốn sự phù hợp với các yêu cầu về môi trường và xã hội trong hoạt động kinh doanh của họ.
Tiêu chuẩn ISO 28000
Chứng nhận ISO 28000 là một trong những tiêu chuẩn quốc tế về an ninh chuỗi cung ứng. Tiêu chuẩn này áp dụng cho các công ty muốn nâng cao độ an toàn trong quá trình vận chuyển, lưu trữ và phân phối hàng hóa. Bằng việc thu thập thông tin về rủi ro an ninh và xác định các biện pháp phòng ngừa, ISO 28000 giúp công ty chứng minh khả năng quản lý hiệu quả chuỗi cung ứng của mình.
Ngoài ra, việc tuân thủ tiêu chuẩn này cũng giúp tăng cường niềm tin từ khách hàng và đối tác về tính an toàn của sản phẩm và dịch vụ. Điều này không chỉ giúp tăng cường uy tín của công ty mà còn mang lại lợi ích kinh tế do giảm thiểu rủi ro liên quan đến an ninh chuỗi cung ứng.
Việc triển khai ISO 28000 không chỉ là nghĩa vụ pháp lý mà còn mang lại nhiều lợi ích to lớn cho doanh nghiệp. Qua đó, công ty có thể tối ưu hóa hoạt động logistics, giảm thiểu sự cố và tai nạn trong quá trình vận chuyển hàng hóa, từ đó tạo ra sự bền vững và hiệu quả trong kinh doanh.
Các công ty logistics and supply chain cũng thường áp dụng ISO 28000 để xác định và xử lý những rủi ro liên quan đến an ninh chuỗi cung ứng của họ. Điều này bao gồm việc thúc đẩy sự hợp tác với các đối tác để tăng cường an ninh và giảm thiểu nguy cơ biến mất hoặc tổn thất hàng hóa.
Tổ chức sẽ kiểm tra tuân thủ tiêu chuẩn này thông qua việc thông qua kiểm tra, xác minh và xem xét các hoạt động của doanh nghiệp. Việc tuân theo ISO 28000 có thể mang lại lợi ích lớn từ việc giảm chi phí thông qua việc tối ưu hoá quy trình logistics, đồng thời tăng cường tính khách hàng, uy tín và hiệu suất của doanh nghiệp.
Quy Trình Đánh Giá Chứng Nhận ISO Dành Cho Doanh Nghiệp Logistics
Để đạt được chứng chỉ ISO tiêu chuẩn, doanh nghiệp sẽ trải qua 8 bước trong quy trình xét duyệt nghiệm ngặt của các cơ quan chức năng. 8 bước cụ thể như sau:
- Bước 1: Doanh nghiệp tiến hành đăng ký chứng nhận ISO với tổ chức ISO Việt Nam.
- Bước 2: Doanh nghiệp sẽ bắt đầu chuẩn bị những thủ tục, hồ sơ và giấy tờ theo yêu cầu để phục vụ cho công tác kiểm định đánh giá.
- Bước 3: Cơ quan chuyên ngành sẽ thực hiện khảo sát và đánh giá sơ bộ để đảm bảo doanh nghiệp đáp ứng tốt các điều khoản, yêu cầu cơ bản của chứng chỉ ISO
- Bước 4: Cơ quan chức năng tiến hành buổi đánh giá chi tiết ngay tại trụ sở của doanh nghiệp dựa trên các thủ tục đã cung cấp và tình hình thực tế để đưa ra quyết định chính xác nhất.
- Bước 5: Hồ sơ sẽ được thẩm xét sau khi quá trình đánh giá kết thúc. Các cơ quan sẽ xem xét và đưa ra những góp ý về những điểm chưa tốt trong hồ sơ của doanh nghiệp (nếu có) để tiến hành điều chỉnh
- Bước 6: Khi mọi thủ tục đã được hoàn thành và kiểm định, cơ quan sẽ quyết định cấp chứng chỉ chứng nhận ISO tương ứng. Bên cạnh đó, việc kiểm tra sẽ được diễn ra đều đặn để đảm báo tính chất lượng và chuyên nghiệp cho chứng chỉ ISO.
- Bước 7: Thời gian đánh giá theo chu kỳ 2 lần trong vòng 3 năm. Đặc biệt, khoảng thời gian giữa 2 chu kỳ giám sát không quá 12 tháng.
- Bước 8: Chứng chỉ ISO sẽ chỉ có hiệu lực trong vòng 3 năm để tạo động lực phấn đấu cho doanh nghiệp. Sau 3 năm, Doanh nghiệp sẽ tiến hành tái chứng nhận theo quy trình ngay từ đầu.
Vậy nếu bạn vẫn còn băn khoăn về các thủ tục và quy trình cấp chứng chỉ chứng nhận ISO thì liệu đâu sẽ là giải pháp? Đừng là Mega A Logistics Company sẽ giải quyết bài toán ấy.
Tham khảo: Phân Biệt Mô Hình 5PL Trong Logistics Xuyên Biên Giới
Đơn Vị Tư Vấn Chứng Chỉ ISO Uy Tín Tại Việt Nam
Hiện nay, trong lĩnh vực Logistics và Nông Nghiệp, Mega A Logistics Company không chỉ tự hào là một trong những doanh nghiệp tiên phong cho mạng lưới Logistics Xuyên Biên Giới Việt Nam – Trung Quốc mà còn là đơn vị cung cấp các giải pháp tư vấn chứng chỉ ISO cùng các chứng chỉ quốc tế khác.
Mega A Logistics Company có mạng lưới Quản Lý Chuỗi Cung Ứng & Vận Chuyển tại hơn 50 quốc gia & vùng lãnh thổ. Trong suốt hành trình phát triển của mình, đội ngũ Mega A không ngừng nỗ lực đạt được những mục tiêu mới và mang đến cơ hội đầu tư & phát triển cho hàng triệu doanh nghiệp Việt Nam. Tất cả cùng nhau hướng đến một nền Kinh Tế Xa Bền Vững Và Giàu Mạnh.
Tại Mega A Logistics, Dịch vụ tư vấn thủ tục chứng chỉ ISO được diễn ra một cách Minh Bạch – Chuyên Nghiệp – Chính Xác. Khách hàng sẽ được hướng dẫn chi tiết quy trình từ các chuyên gia đầu ngành và kiểm tra sơ bộ tất cả thủ tục pháp lý, hành chính cần thiết trước giai đoạn xác thực chính thức.
Chúng tôi tin rằng chỉ 4 lợi ích sau đây sẽ giúp Mega A Logistics chiếm trọn niềm tin của quý khách hàng gần xa.
- Đội ngũ chăm sóc khách hàng hoạt động 24/7
- Chi nhánh văn phòng tư vấn đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng. Ngoài ra, Mega A cũng cung cấp các dịch vụ tư vấn trực tuyến để đảm bảo tối ưu quyền lợi của khách hàng
- Mạng lưới vận chuyển rộng khắp 50 quốc gia và sẽ được tiếp tục mở rộng trong năm 2024.
- Quy trình làm việc Chuyên Nghiệp – Minh Bạch – Tinh Gọn – Hiệu Quả và Chính Xác. Mục tiêu chung của Tập đoàn Mega A chính là “Uy Tín Toàn Cầu”