Trung Quốc đẩy mạnh xuất thủy sản để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trên toàn cầu, đồng thời giải quyết tắc nghẽn tại các cảng Hoa Kỳ.
- Các cảng Mỹ chậm chễ lịch trình khiến việc giao hàng bị trì hoãn.
- Kim ngạch từ Mỹ của một số công ty xuất khẩu tăng đáng kể từ 15% nằm 2021 đến 50% ở năm 2022.
Một số nhà sản xuất và thương nhân trong nước nói với Thời báo Hoàn cầu rằng họ nhận thấy sự gia tăng đơn đặt hàng từ nhiều quốc gia nước ngoài như Mỹ.
Kim ngạch xuất khẩu của một số công ty ở miền Đông Trung Quốc từ Sơn Đông sang Mỹ đã tăng đáng kể từ 15% năm 2021 lên 50% trong năm nay, bước nhảy vọt lớn nhất so với các nước khác.
Những người trong ngành cho biết, thị trường Mỹ có lượng tiêu thụ thực phẩm đông lạnh cao, một xu hướng đã trở nên rõ ràng hơn gần đây do lạm phát Mỹ tăng vọt.
Một giám đốc thương mại tên Zhou từ Shandong Haidu Ocean Product Co, một công ty xuất khẩu và chế biến thủy sản lớn, nói với Global Times rằng người tiêu dùng Mỹ đã giảm nhu cầu mua hải sản tươi sống do giá tăng cao và thay vào đó đang lựa chọn thủy sản đông lạnh hoặc chế biến với thời hạn sử dụng lâu dài và giá thấp.
Theo IRI và 210 Analytics, doanh số bán thủy sản đông lạnh tăng 2,8% trong tháng 4/2022, trong khi doanh số bán thủy sản ướp lạnh tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước.
Giá thủy sản tăng và lo ngại của người tiêu dùng về lạm phát của Mỹ tiếp tục đè nặng lên doanh số bán thủy sản tươi sống trong tháng Tư.
Ví dụ, Zhou đã nhận thấy sự gia tăng đơn đặt hàng từ thị trường Mỹ kể từ năm 2021. Zhou cho biết: “Thị phần xuất khẩu sang thị trường Mỹ đã tăng từ 15% lên khoảng 50%, với 50% còn lại chủ yếu xuất khẩu sang châu Âu .
Haidu Ocean đang hoạt động hết công suất để đảm bảo nguồn cung ra thị trường nước ngoài được thuận lợi. Tuy nhiên, Zhou cho biết công ty đang trì hoãn việc giao hàng do sự chậm trễ lịch trình tại các cảng lớn của Mỹ.
Zhou cho biết: “Từ cuối tháng 1 đến cuối tháng 3, các chuyến hàng của chúng tôi đến Hoa Kỳ thấp do hàng hóa dồn về các cảng của Mỹ rất nhiều, và khách hàng địa phương không thể nhận hàng đúng hạn … một số khách hàng của chúng tôi phải nhận hàng tại cảng chậm hơn nửa tháng”.
Thời gian chờ đợi lâu đã dẫn đến chi phí lưu kho cao, đây là một gánh nặng phát sinh. Các vấn đề khác, chẳng hạn như khó khăn trong việc tìm kiếm công nhân cho các nhà máy chế biến do đại dịch, đang ảnh hưởng đến triển vọng kinh doanh , theo Global Times.
Một trong những nhà xuất khẩu có trụ sở tại Uy Hải, tỉnh Sơn Đông, cho biết với sự bất ổn do các cảng của Mỹ bị tụt hậu, công ty đang xuất khẩu nhiều hơn sang các nước láng giềng như Nhật Bản và Hàn Quốc, những thị trường có nhu cầu cũng rất mạnh.
Dữ liệu hải quan cho thấy trong 4 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu thủy sản của Trung Quốc đạt 7,05 tỷ USD, tăng 14,2% so với năm ngoái.
Thị trường các nước phát triển vẫn là động lực chính cho xuất khẩu nông sản Trung Quốc.
Theo các nhà phân tích trong ngành, thủy sản là một trong những mặt hàng cạnh tranh xuất khẩu nhất đối với các công ty nông nghiệp Trung Quốc và giá trị xuất khẩu của chúng đã đứng đầu thế giới trong vài năm, với châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ là các thị trường chính.
Theo VASEP
Bài đọc thêm