Trung Quốc tố Mỹ chèn ép chuỗi cung ứng toàn cầu sau lệnh cấm

Trung Quốc tố Mỹ chèn ép chuỗi cung ứng toàn cầu bởi lệnh cấm

Bắc Kinh chỉ trích Washington với lệnh cấm nhập khẩu hàng hóa từ Tân Cương là vi phạm nhân quyền và chèn ép chuỗi cung ứng toàn cầu…

Bắc Kinh chỉ trích lệnh cấm nhập khẩu hàng hóa từ Tân Cương vì vi phạm nhân quyền, động thái được ví như một bước leo thang nghiêm trọng trong quan hệ song phương.

Trước đó, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhiều lần chỉ trích các nhà lãnh đạo Trung Quốc vi phạm nhân quyền ở khu tự trị Tân Cương. Và lệnh cấm nhập khẩu hàng hóa từ khu vực này của Washington có hiệu lực từ ngày 21/6, được ví như một bước leo thang căng thẳng mới giữa hai siêu cường.

Khu vực Tân Cương là vùng sản xuất bông, đường và nhiều loại hàng hóa khác. Theo đó Mỹ sẽ cấm nhập khẩu tất cả các sản phẩm có nguồn gốc từ đây cũng như nguyên liệu thô được sơ chế tại khu vực. Lệnh cấm yêu cầu các công ty phải chứng minh được rằng chuỗi sản xuất- cung ứng của họ không có lao động cưỡng bức hay ép buộc.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết, Washington đang đề nghị các quốc gia đồng minh của mình làm lành mạnh chuỗi cung ứng toàn cầu, đồng thời kêu gọi các nhà lãnh đạo Trung Quốc “chấm dứt các hành động vi phạm nhân quyền”.

Đáp trả lại lệnh cấm bất ngờ của Mỹ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho biết, Mỹ ban hành lệnh cấm và áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các thực thể và cá nhân ở Tân Cương “dựa trên sự dối trá” nhằm cản trở sự phát triển kinh tế nhanh chóng ở Tân Cương bằng cách phá hủy các ngành công nghiệp cốt lõi của Tân Cương, bao gồm bông, cà chua và polysilicon.

Ông Uông nói rằng, hành động này là sự tiếp nối của những lời dối trá của chính quyền Hoa Kỳ và sự leo thang của việc trấn áp Trung Quốc dưới chiêu bài nhân quyền.

Đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng chỉ trích người Mỹ vi phạm các quy tắc thương mại quốc tế và phá hoại sự ổn định của chuỗi cung ứng toàn cầu.

“Với kinh nghiệm trong quá khứ về các lệnh trừng phạt đơn phương của Mỹ, động thái mới nhắm vào Tân Cương sẽ chỉ tạo ra sự hỗn loạn mới cho một nền kinh tế thế giới vốn đang gặp khó khăn. Lấy bông Tân Cương làm ví dụ. Mỹ đã cấm nhập khẩu tất cả các sản phẩm sử dụng bông từ Tân Cương vào đầu năm ngoái. Lệnh cấm đã làm trầm trọng thêm các vấn đề trong chuỗi cung ứng toàn cầu đối với các sản phẩm bông, đẩy giá bông lên gần gấp đôi so với năm 2020, gây cản trở các ngành dệt may hạ nguồn ở châu Á và cũng gây bất lợi cho chính những nỗ lực kiềm chế lạm phát của Mỹ”, ông Uông Văn Bân tuyên bố.

Được biết, ngoài bông là mặt hàng chủ lực, gần 50% polysilicon (silicon đa tinh thể) trên thế giới đều có nguồn gốc từ Tân Cương. Ngoài ra, một tỷ lệ đáng kể cà chua của Trung Quốc được trồng ở Tân Cương. Năm 2019, Trung Quốc cung cấp khoảng 62,76 triệu tấn cà chua, chiếm khoảng 35% sản lượng toàn cầu. Do đó, lệnh cấm có hiệu lực vào thứ Ba chắc chắn sẽ tiếp tục phá vỡ trật tự thương mại quốc tế và gây bất ổn cho các chuỗi cung ứng và công nghiệp toàn cầu.

Vấn đề bông không chỉ quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của Tân Cương, mà còn có thể được coi là một phần trong chiến lược ngăn chặn Trung Quốc của Hoa Kỳ. Điều này là do các sản phẩm dệt may từ lâu đã trở thành trụ cột trong xuất khẩu của Trung Quốc.

Là nhà sản xuất bông lớn thứ hai thế giới, Trung Quốc đã sản xuất 5,95 triệu tấn bông vào năm 2020, trong đó Tân Cương là khu vực sản xuất bông lớn nhất của Trung Quốc, với sản lượng đạt 5,16 triệu tấn vào năm 2020, chiếm 87,3% tổng sản lượng của cả nước.

Theo giới quan sát, xét trên một góc độ nào đó, lệnh cấm của Mỹ không chỉ nhắm vào bông Tân Cương, mà là toàn ngành dệt may Trung Quốc.

Trước hành động leo thang mới của Mỹ, Trung Quốc được dự báo sẽ có biện pháp trả đũa kiểu “ăn miếng trả miếng” nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia của họ, bởi có rất nhiều lĩnh vực mà Mỹ phải phụ thuộc vào các sản phẩm và thị trường Trung Quốc.

Dự báo những doanh nghiệp làm theo lệnh của Mỹ và gây tổn hại đến lợi ích của Trung Quốc có thể sẽ phải đối mặt với hậu quả nghiêm trọng tại thị trường Trung Quốc, giống như một số thương hiệu nước ngoài đã từng nếm trải khi đối diện làn sóng phản ứng dữ dội từ người tiêu dùng Trung Quốc vì cấm các sản phẩm Tân Cương.

Theo Báo NNVN

 

Bài đọc thêm:

  1. Vận chuyển trái phép lợn qua biên giới gia tăng và cần phải được xử lý
  2. TQ ra thông báo mới về test covid-19 ở chuỗi thực phẩm lạnh NK
  3. Mong đợi cá Nga, Trung Quốc duyệt tiếp 6 doanh nghiệp nước bạn
  4. Làm sao để rau quả Việt xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc?
  5. Hoa Kỳ: Cước vận chuyển container cao hàng đầu trên thế giới

Popular Posts

Back To Top