Việt Nam Đưa Ngành Logistics Đến “Con Đường Màu Xanh”

Có thể nói “Con Đường Màu Xanh” của Ngành hàng Logistics Việt Nam trong nhiều năm qua đã và đang mở ra rất nhiều cơ hội tiềm năng cho doanh nghiệp trong & ngoài nước.

Tính đến hết 11 tháng đầu năm 2023, Việt Nam đang xếp thứ 11 trong nhóm 50 thị trường Logistics mới nổi trên toàn cầu. Quy mô của chúng ta ước tính khoảng 40 tỷ USD. Tuy nhiên, mạng lưới vận chuyển nước vẫn còn đối mặt với không ít thử thách, khó khăn.

Các diễn giả chia sẻ tại phiên tọa đàm nhận diện về ngành dịch vụ logistic Việt Nam
Các diễn giả chia sẻ tại phiên tọa đàm nhận diện về ngành dịch vụ logistic Việt Nam

Trên chuyến hành trình khai phá “Con Đường Màu Xanh”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu Tư – Ông Trần Duy Đông đã cùng Hiệp hội Logistics Việt Nam tổ chức diễn đàn với chủ đề “ Logistics Việt Nam – Con Đường Phía Trước”.

Trong nhiều năm qua, chủ trương chính sách toàn cầu hóa, Chính phủ Việt Nam đã tích cực chỉ đạo hoàn thiện cơ chế, chính sách và kết cấu hạ tầng phát triển lĩnh vực quan trọng này. Chính vì thế, điểm năng lực và tiềm năng của ngành Logistics Việt Nam vẫn còn rất nhiều tiền đề “Bay cao – Vươn xa” trên bản đồ thế giới.

Theo thông tin cập nhật mới nhất của Ngân Hàng Thế Giới (WB), Mức độ phát triển hạ tầng Logistics Việt Nam xếp thứ 4 trên tổng 160 quốc gia & vùng lãnh thổ và sếp sau Singapore, Malaysia và Thái Lan tại khu vực ASEAN.

Hình 0 Logistics Việt Nam Và Hành Trình Phía Trước
Logistics Việt Nam Và Hành Trình Phía Trước

Cùng Mega A Logistics Company bước vào hành trình khám phá “Con Đường Màu Xanh” của mạng lưới Logistics Việt Nam

Những Thách Thức Tồn Đọng Của Ngành Logistics

Hiện tại, số lượng doanh nghiệp trong lĩnh vực Logistics tại Việt Nam đạt tốc độ độ tăng trưởng nhanh chóng.

  • Có khoảng 3000 doanh nghiệp Logistics và vận tải trong nước
  • Có đến 25 Tập đoàn giao nhận hàng đầu thế giới cung cấp các dịch vụ trọn gói trong lĩnh vực Logistics đang hoạt động và chiến được kha khá thị phần tại Việt Nam.

Dựa theo số liệu thống kê và đánh giá của Agility vào năm 2022 cho thấy rằng Việt Nam xếp thứ 11 trong nhóm 50 thị trường Logistics mới nổi toàn cầu. Tốc độ phát triển của Logistics Việt Nam cũng được đánh giá rất ấn tượng khi đạt mức 14 – 16% với quy mô khoảng 42 tỷ USD/năm.

Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể phủ nhận những thử thách và khó khăn đang tồn động trong mạng lưới vận chuyển của dải đất hình chữ S. Chính phủ và các doanh nghiệp cần nghiêm túc nhìn nhận và hoạch định những chiến lược dài hạn cho tương lai.

Hình 1 Việt Nam đối mặt với không ít thử thách trên hành trình mang Logistics đến Con Đường Màu Xanh
Việt Nam đối mặt với không ít thử thách trên hành trình mang Logistics đến Con Đường Màu Xanh
  1. Thứ nhất: Các chính sách của hệ thống Logistics Việt Nam vẫn còn thiếu sự liên kết và chưa đồng bộ. Mặc dù trong khuôn khổ các pháp lý, điều luật ban hành vẫn có nhiều văn bản, sự kết nối của các chính sách & chủ trương vẫn còn quá thấp. Từ đó gây nên tình trạng chồng chéo nhau và tốn nhiều thời gian của doanh nghiệp trong khâu hoàn thành thủ tục.
  2. Thứ hai: Cơ sở hạ tầng vẫn còn khá hạn chế khi chưa hình thành được hệ thống Logistics Xuyên Biên Giới cùng các phương thức vận tải đa phương thức bền vững. Trong bối cảnh, nhu cầu vận chuyển hàng hóa số lượng lớn của Thế Giới đang gia tăng rất nhanh. Ví dụ cụ thể như, đa phần các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa sở hữu hệ thống kho tập trung, chính vì thế chúng không có sự liên kết với hệ thống cảng, sân bay, đường quốc lộ, cơ sở sản xuất.
  3. Thứ 3: Vấn đề tiếp theo đến từ hệ thống nguồn nhân lực chất lượng cao cùng các vấn đề liên quan đến quy mô hoạt động, nguồn vốn,…MỘt sự thật đáng buồn rằng nguồn nhân lực được đào tạo bài bản và phát triển đúng lộ trình trong ngành Logistics tại Việt Nam vẫn còn rất khan hiếm, chưa đáp ứng yêu cầu, đặc biệt thiếu các chuyên viên logistics giỏi, có năng lực ứng dụng và triển khai tại các doanh nghiệp.
  4. Thứ 4: Hiện chi phí vận tải trên tổng chi phí Logistics của Việt Nam đang ở mức rất cao, lên tới hơn 60%, cao khoảng gấp đôi so với các nước khác, chi phí vận tải chỉ chiếm 30 – 40% tổng chi phí Logistics. Đây là con số rất lớn.

Tham khảo: Logistics Xanh Và Hành Trình Của Mạng Lưới Nước Nhà

Ông Trần Duy Đông cũng thông tin cho biết thêm rằng: “Có đến gần 95% số lượng người lao động không được đào tạo theo quy trình và chủ yếu xuất thân từ các dịch vụ chuỗi cung ứng nhỏ lẻ nhu giao nhận đơn, kiểm tra kho bãi, đơn hàng.

Hình 2 Doanh nghiệp không ngừng nỗ lực nâng cao các hoạt động đào tạo và phát triển hệ thống Logistics bền vững hướng đến tương lai xanh
Doanh nghiệp không ngừng nỗ lực nâng cao các hoạt động đào tạo và phát triển hệ thống Logistics bền vững hướng đến tương lai xanh

Bên cạnh đó, những khu vực không trọng điểm và chưa nhận được quá nhiều sự đầu tư của nước ngoài thì Việt Nam cũng chưa xây dựng hệ thống ICD (hệ thống Logistics nối dài và liên kết với cảng biển) để tạo tiềm lực hấp dẫn và thu hút các nhà đầu tư.

Theo nhận định của Chủ tịch Công ty Western Pacific, chu trình quản lý chuỗi cung ứng Logistics chưa bao giờ là dễ dàng. Bởi vì tính chất đặc thù của ngành Logistics sẽ thay đổi nhanh chóng & liên tục theo từng tháng, từng quý. Chính vì thế, đôi khi luật hóa cho ngành sẽ khó để chạy theo.

Ta thấy được rằng để phát triển và mở rộng “Con Đường Màu Xanh”, Logistics Việt Nam cần phải nỗ lực hơn rất nhiều. Đó là sự kết hợp trường kì của Chính phủ và doanh nghiệp.

 Bà Phạm Thị Bích Huệ, Sáng lập, Chủ tịch Công ty Western Pacific chia sẻ tại phiên thảo luận thứ nhất “Nhận định xu hướng logistics của Việt Nam” tại Hội nghị Logistics 2023 – Con Đường Phía Trước
Bà Phạm Thị Bích Huệ, Sáng lập, Chủ tịch Công ty Western Pacific chia sẻ tại phiên thảo luận thứ nhất “Nhận định xu hướng logistics của Việt Nam” tại Hội nghị Logistics 2023 – Con Đường Phía Trước

Chiến Lược Thay Đổi Tầm Nhìn Dài Hạn.

Đã đến lúc Chính Phủ Việt Nam cần định danh lại các hạng mục và khía cạnh của ngành Logistics bởi bản chất của chúng quá rộng, đa dạng. Việc định danh cụ thể bản chất về ngành nghề, lĩnh vực, hạ tầng, con người sẽ giúp chúng ta dễ dàng luật hóa. Từ đó hình thành sự minh bạch về hành lang pháp lý, hình thành sự tín nhiệm & tin tưởng của Doanh nghiệp cũng như thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

Bên cạnh đó, Nhà nước phải phân bổ nguồn lực đồng đều tránh tình trạng “Đầu tư lệch” gây ra sự đứt gãy và thiếu đồng bộ của hệ thống mạng lưới vận chuyển quốc gia. Một trong những giải pháp hữu ích được các chuyên gia trong Hiệp HỘi Logistics Việt Nam đề xuất là xây dựng hệ thống nối dài của cảng biển ICD. Tạo sự thuận lợi cho các chuyến tàu quốc tế ra vào cảng cũng như đáp ứng được xu hướng chung của ngành Logistics thế giới.

Hình 3 Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông phát biểu tại sự kiện Hướng Đến Con Đường Phía Trước của nghành Logistics
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông phát biểu tại sự kiện Hướng Đến Con Đường Phía Trước của nghành Logistics

Kế đến, những buổi chuyên đề chia sẻ kiến thức và cập nhật xu thế quản lý chung của ngành cũng cần được tổ chức thường xuyên với sự tham gia của các doanh nghiệp nội địa. Nguyên nhân chính là vì những “Đại Bàng Logistic” của Thế Giới đã có sẵn nền tảng nhân lực, công nghệ,mạng lưới phủ rộng nên rất dàng “nắm lấy” những thị trường nhỏ như Việt Nam. Vì vậy. những buổi hội thảo và diễn đàn là thời điểm quan trọng để các doanh nghiệp nội đại cùng nhau thảo luận, tương trợ, hợp tác và định hình những chiến lược dài hạn cùng nhau.

Tham khảo: Thực Phẩm Ăn Liền Và Mạng Lưới Vận Chuyển Bền Vững

Tổng giám đốc điều hành Công ty Zim Integrated Shipping cho biết Việt Nam đã và đang rất nỗ lực khắc phục điểm yếu, phát huy tối đa điểm mạnh. Hiện nay, Việt Nam cũng sở hữu cho mình khoảng hơn 200 tuyến Logistics Xuyên Biên Giới đến các khu vực Châu u và Châu Mỹ. Ông cũng cho biết thêm Việt Nam cần tiếp tục nỗ lực và hướng đến thị trường Nam Mỹ, Úc, khu vực Địa Trung Hải trong tương lai. Đây là những Quốc gia & vùng lãnh thổ có nhiều tiềm năng đầu tư FDI mà chúng ta vẫn chưa thiết lập các tuyến đường biển đến đây.

Hình 4 Các diễn giả chia sẻ tại phiên tọa đàm nhận diện về ngành dịch vụ logistic Việt Nam
Các diễn giả chia sẻ tại phiên tọa đàm nhận diện về ngành dịch vụ logistic Việt Nam

Chính phủ, Hiệp hội và các Bộ ngành liên quan nên dành sự quan tâm đặc biệt đến đến các cảng biển Loại 2 và Loại 3 như tại khu vực Quảng Nam. Phú Yên. Long An. Quảng Bình,… những khu vực ghi nhận tốc độ tăng trưởng ổn định và có nhiều tiềm năng phát triển. Hơn thế nữa, chúng sở hữu tài nguyên thiên nhiên trù phú, mức độ nước biển sâu nhưng các tàu vận chuyển thế giới lại “từ chối” bởi cơ sở trang thiết bị & hạ tầng

Như vậy, để “Con Đường Xanh” của Logistics Việt Nam ngày một vươn tầm quốc tế và khẳng định tên tuổi của mình thì đó chính là sự nỗ lực và đồng lòng cùng nhau của Doanh nghiệp và Chính phủ. Hãy tiếp tục theo dõi Mega A Logistics để cập nhật những thông tin mới nhất về thị trường Logistics Việt Nam & Quốc Tế.

Ông Trần Tuấn Anh, Trưởng Ban Kinh tế trung ương phát biểu tại diễn đàn Logistics Việt Nam - Chủ đề Xanh Hóa Ngành Logisitics
Ông Trần Tuấn Anh, Trưởng Ban Kinh tế trung ương phát biểu tại diễn đàn Logistics Việt Nam – Chủ đề Xanh Hóa Ngành Logisitics

Tham khảo: Hành Trình Mang Nông Sản Việt Lên Sàn Thương Mại Điện Tử

 

Popular Posts

Back To Top