Việt Nam: Tận dụng phòng vệ thương mại khi tham gia các hiệp định

Đến nay, Việt Nam đã tham gia, ký kết 15 Hiệp định Thương mại tự do. Bởi vậy, tận dụng phòng vệ thương mại là điều vô cùng quan trọng…

Đến nay, Việt Nam đã tham gia, ký kết 15 Hiệp định Thương mại tự do (FTA) và đang đàm phán 02 FTA . Hiện tại,14 FTA đã có hiệu lực.

Điều này một mặt mở rộng thị trường, thu hút đầu tư, đem lại lợi thế cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam song cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro như số lượng các vụ việc PVTM gia tăng, gian lận nguồn gốc xuất xứ, chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp, lẩn tránh thuế PVTM.

Hầu hết các FTA truyền thống và cả FTA thế hệ mới  đều đã có điều khoản về PVTM. Đây cũng là công cụ được Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cho phép các nước thành viên sử dụng nhằm bảo vệ ngành sản xuất trong nước trước các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của hàng hóa nhập khẩu như bán phá giá hay nhận trợ cấp từ chính phủ; hoặc trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu tăng mạnh gây ảnh hưởng tới ngành sản xuất nội địa.

Chính vì vậy, cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về PVTM, nâng cao hiểu biết, năng lực của các doanh nghiệp, hiệp hội về công cụ PVTM, đồng thời có chiến lược và cơ chế phối hợp nhằm ứng phó hiệu quả với các vụ kiện PVTM đối với hàng hóa xuất khẩu. Ngoài ra, phải đảm bảo đồng bộ, thống nhất với các cam kết quốc tế, phù hợp với các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và đảm bảo lợi ích của nền kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Làm sao để phòng vệ thương mại (PVTM) là “van an toàn” trong chính sách ngoại thương để ổn định sản xuất trong nước, bảo vệ công ăn việc làm của người lao động.

Phòng vệ thương mại (PVTM) được Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cho phép các nước thành viên sử dụng nhằm bảo vệ ngành sản xuất trong nước trước các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của hàng hóa nhập khẩu như bán phá giá hay nhận trợ cấp từ chính phủ; hoặc trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu tăng mạnh gây ảnh hưởng tới ngành sản xuất nội địa. Phòng vệ thương mại cũng được nhiều chuyên gia dự báo sẽ trở thành “trụ cột” để đảm bảo thương mại công bằng và bảo vệ ngành sản xuất trong nước trước những tác động tiêu cực gây ra bởi hàng hóa nhập khẩu.

Theo moit.gov.vn

Bài đọc thêm:

  1. Bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại nước ngoài: Đừng để mất “chìa khóa vàng”
  2. Xuất khẩu thanh long sang Nhật Bản: Những điều doanh nghiệp cần lưu ý
  3. Đà Nẵng phát động Tuần lễ khuyến mại kích cầu mua sắm 2021
  4. Điểm lưu ý để trái cây nhiệt đới Việt Nam tăng cơ hội vào thị trường EU

Popular Posts

Back To Top