Việt Nam: Xuất khẩu giảm mạnh trong nửa đầu tháng 2

Theo Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 2 (1-15/2), xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 8,75 tỷ USD do đây là dịp có kỳ nghỉ tết dài ngày…

Nguyên nhân khiến kim ngạch xuất nhập khẩu đạt thấp trong nửa đầu tháng 2 là do đây là dịp có kỳ nghỉ tết Nguyên đán Nhâm Dần dài ngày. Khi hoạt động sản xuất trở lại, kim ngạch xuất nhập khẩu có khả năng tăng cao trong nửa cuối tháng 2 và những tháng tới. Cùng với đó, cán cân thương mại cũng kỳ vọng sẽ đảo chiều.

Tính chung từ đầu năm đến 15/2, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 81,68 tỷ USD, trong đó Việt Nam nhập siêu hơn 2,5 tỷ USD.

Năm 2022, xuất khẩu của Việt Nam được nhận định vẫn đang phải đối mặt với nhiều vấn đề lớn cần phải giải quyết. Đó là yếu tố thiếu bền vững, quy mô xuất khẩu tăng cao, nhưng giá trị gia tăng còn thấp; nhiều ngành hàng còn xuất khẩu sản phẩm thô, sơ chế và phải nhập khẩu thành phẩm đã qua chế biến. Đặc biệt, tỷ trọng của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước trong tổng xuất khẩu còn thấp.

Bên cạnh đó, đại dịch Covid-19 có thể tiếp tục diễn biến phức tạp, kéo dài và phát sinh những biến thể mới. Tăng trưởng kinh tế thế giới chưa vững chắc và còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, trong đó có những tác động của Covid-19 chưa bộc lộ hết.

Ngoài ra, xu hướng gia tăng các hàng rào bảo hộ thương mại phi thuế quan tại nhiều khu vực thị trường lớn, diễn biến giá cả hàng hóa toàn cầu trở nên khó dự đoán, hay nguy cơ lạm phát, rủi ro tài chính, tiền tệ gia tăng… cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu.

Trong năm 2022, Bộ Công Thương xác định sẽ tổ chức khai thác, tận dụng cơ hội từ các FTA để tìm giải pháp phát triển thị trường và tháo gỡ rào cản để thâm nhập các thị trường mới. Tiếp tục theo dõi sát sao diễn biến của đại dịch Covid-19 trên thế giới để có các biện pháp ứng phó kịp thời. Ưu tiên triển khai các hoạt động xúc tiến xuất khẩu và các thị trường xuất khẩu sớm khôi phục sau đại địch; tập trung theo dõi sát tình hình từng thị trường để rà soát, xác định các chủng loại hàng hóa mà các nước đang có nhu cầu nhập khẩu để khai thác, thúc đẩy xuất khẩu.

Củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu, tận dụng tối đa lợi thế từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã có hiệu lực; đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nhập khẩu, đặc biệt là các thị trường nhỏ và thị trường ngách; Đa dạng hoá cơ cấu sản phẩm xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu, phát triển thương hiệu.

Theo congthuong.vn

Bài đọc thêm:

  1. Xuất khẩu nghêu sang thị trường EU năm 2021 tăng đột phá bất chấp Covid
  2. Nông thuỷ sản Việt Nam thâm nhập vào chuỗi bán lẻ lớn của Nhật Bản
  3. Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Popular Posts

Back To Top