Theo số liệu thống kê mới nhất của Bộ Công Thương vào đầu Tháng 12 cho thấy rằng: Trong giai đoạn tháng 10 – 11, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ước tính khoảng 62 tỷ USD, đạt mức tăng trưởng ấn tượng đến gần 42% so với tháng trước cũng như tăng khoảng 6% so với cùng kỳ năm trước. Có thể thấy, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới đối mặt với nhiều khó khăn thì đây là những dấu hiệu tích cực, khả quan ghi nhận sự nỗ lực của toàn thể doanh nghiệp Việt Nam. Cùng Mega A Logistics Company nhìn lại hành trình bứt phát xuất nhập khẩu giai đoạn cuối năm của nước nhà nhé!
Xuất Nhập Khẩu Bứt Phá Ấn Tượng Lấy Đà Tăng Trưởng Bền Vững
Tình hình chung sau 10 tháng thì tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ước tính khoảng 558 tỷ USD, nhưng lại có dấu hiệu giảm khoảng 10% so với cùng kỳ năm trước.
Trong khía cạnh hàng hóa xuất khẩu, tuy tháng 9 có sự suy giảm khoảng 6.5% về kim ngạch xuất khẩu, Việt Nam đã trở lại đường đua trong ngay tháng 10 với mức tăng 5.3% hơn tháng trước và đạt khoảng 33 tỷ USD.
Đặc biệt hơn cả, nếu so sánh với cùng kỳ năm trước thì kim ngạch xuất khẩu của tháng 10 cũng tăng khoảng 5.9%. Trong đó, các khu vực có vốn đầu tư nội địa vẫn chiếm phần lớn với mức tăng trưởng 15.1% và tỷ lệ tăng 3% thuộc về khu vực có vốn đầu tư FDI từ nước ngoài.
Qua đó ta có thể thấy được năng lực của các doanh nghiệp nội địa khi họ vẫn chiếm ưu thế so với doanh nghiệp nước ngoài với mức tăng đạt gấp 5 lần. Tính chung 10 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 291,28 tỷ USD, giảm 7,1% so với cùng kỳ năm trước, cho thấy mức suy giảm trong tăng trưởng xuất khẩu đã thu hẹp đáng kể so với mức giảm 12% trong nửa đầu năm 2023.
Tham khảo: Hội Nghị Bàn Tròn Thiết Lập Chuỗi Logistics Nông, Lâm, Thủy, Hải Sản Xuất Khẩu
Việt Nam Đột Phá Cùng 33 Mặt Hàng Có Kim Ngạch Xuất Khẩu “ Tỷ Đô”
Một trong những điểm sáng đáng chú ý của xuất nhập khẩu trong tháng 10 – 11 chính là Việt Nam sở hữu 33 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt mức tỉ đô. Chúng chiếm lên đến gần 83% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, trong đó 7 mặt hàng chiếm đến 66.2% tương đương trên 10 tỷ USD.
Sự hồi phục nhu cầu của thị trường đã góp phần không nhỏ cải thiện mức tăng trưởng tích cực kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng trọng điểm trong xuyên suốt giai đoạn tháng 10 – 11/2023. Bên cạnh đó, xuất khẩu các nhóm hàng công nghiệp cũng tạo ấn tượng khi có sự hồi phục tích cực với mức tăng 4.7%.
Ngoài ra, các sản phẩm trong ngành công nghiệp chế biến như sản phẩm gỗ, giày dép, may dệt đang trở lại khá chậm thế nhưng đây cũng là dấu hiệu tích cực cho thị trường và doanh nghiệp nội địa.
Kế đến, sự suy giảm cũng được ghi nhận tại một số nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản trong tháng 10, con số ước tính khoảng 52% so với cùng kỳ năm 2022. Tính chung 10 tháng, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này giảm 20,2% so với cùng kỳ năm 2022, chỉ ước đạt 3,27 tỷ USD.
Ngành Nông Nghiệp Vươn Mình Khẳng Định Thương Hiệu Việt
Năm 2023 có thể nói là năm “Rực Sáng” của Ngành Nông Nghiệp Việt Nam. Sau 11 tháng đầu năm, lúa gạo xuất khẩu đã vượt kỷ lục với hơn 7 triệu tấn và hướng tới mục tiêu chinh phục 8 triệu tấn sau khi hết giai đoạn tháng 12 năm 2023. Đây là mức tăng trưởng tương đương 4 tỷ USD và là cao nhất từ giai đoạn 2009 đến nay.
Kế đến, Festival Quốc Tế Ngành Hàng Lúa Gạo tại Hậu Giang vừa qua cũng là cột mốc đáng ghi nhớ của nền công nghiệp lúa nước. Đặc biệt hơn cả, Thủ tướng Chính Phủ đã phê duyệt “Đề Án 1 Triệu Ha Lúa Gạo Chất Lượng Cao” tại 12 tỉnh của Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Chúng ta cũng không thể không kể đến việc liên minh Châu u EU gỡ bỏ những lệnh cấm các mặt hàng nông sản của Việt Nam vì chất lượng sản phẩm. Hơn thế nữa, mạng lưới Logistics Xuyên Biên Giới Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam – Châu u là “cánh cửa thần tiên” đưa Nông Sản và Người Nông Dân Việt bay cao và vươn xa trên trường Quốc Tế. Mega A Logistics thật sự vinh hạnh và tự hào vì đã đóng góp những giá trị thiết thực nhất vào mạng lưới vận chuyển nước nhà nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng.
Ở chiều ngược lại, các sản phẩm của ngành nông nghiệp tiếp tục có những đóng góp ấn tượng, là điểm sáng trong hoạt động xuất khẩu cả nước, đặc biệt là các nhóm hàng nông sản như: gạo, rau quả, cà phê, hạt điều…
Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông, thủy sản trong tháng 10 ước đạt 3 tỷ USD, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là nhóm hàng duy nhất ghi nhận mức tăng trưởng trong 10 tháng năm 2023, với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 26,7 tỷ USD, tăng 3,8%.
Về nhập khẩu hàng hóa, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2023 ước đạt 29,31 tỷ USD, tăng 2,9% so với tháng trước. Tính chung 10 tháng năm 2023, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 266,67 tỷ USD, giảm 12,3% so với cùng kỳ năm trước.
Tham khảo: Chương 1: Tàu Hàng Rời (Bulk Vessels) Và Những Điều Thú Vị
Nhập Khẩu Nguyên Vật Liệu Sản Xuất Cũng Không Kém Cạnh
Kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng nguyên vật liệu vẫn tiếp tục tăng trưởng đều đặn trong 10 tháng đầu năm. Nhóm nguyên liệu phục vụ sản xuất vẫn giữ phong độ cao nhất với tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước. Tổng doanh thu ước tính đạt gần 27 tỷ USD mức tăng lên đến 7.2% so với cùng kỳ năm ngoái. Chính điều này đã giúp các sản phẩm này đủ khả năng chiếm 89% tỷ trọng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước. Một dấu hiệu hồi phục tích cực của ngành sản xuất Công Nghiệp.
Kim ngạch nhập khẩu máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 8,2 tỷ USD, tăng tới 26,4% so với cùng kỳ năm trước; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 3,5 tỷ USD, tăng 2,4%; vải các loại tăng 8%, thép các loại tăng 35,2%; xăng dầu các loại tăng 44,8%…
Những thông số trên đã cho thấy Việt Nam là nước xuất siêu ấn tượng trong tháng 10 – 11 trên 3 tỷ USD vì nhập khẩu giảm so với xuất khẩu. Chính vì vậy, 25 tỷ USD là mức ước tính tổng xuất siêu trong 10 tháng đầu năm 2023 đã tăng hơn 10 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
Đẩy Mạnh Mở Rộng Thị Trường Và Gia Tăng Cảnh Báo Thương Mại
Tổng quan tình hình kinh tế nói chung và xuất nhập khẩu nói riêng từ đây đến cuối năm, Bộ Công Thương đã có những nhận định chi tiết rằng: Tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang đối mặt với rất nhiều vấn đề từ đó tạo nên sự suy giảm đáng kể trong tiêu thụ và sản xuất. Không những thế, đã có không ít quốc gia tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt để đảm bảo sự tăng trưởng chậm nhưng ổn định và kịp thời đáp ứng những khó khăn bất ngờ. Từ đó, những quốc gia đang phát triển như Việt Nam cũng cần đẩy mạnh hàng rào bảo hộ và đảm bảo sự bền vững trong khía cạnh xuất nhập khẩu các ngành trọng điểm.
Việt Nam cũng không thể tránh khỏi tình trạng cắt giảm chi tiêu của các đối tác lớn như EU. Các bộ ngành liên quan nên dành sự quan tâm đặc biệt đến những ngành phụ thuộc lớn vào thị trường toàn cầu và có nhu cầu xuất khẩu cao như dệt may, điện tử. Như ta có thể thấy, tỉ lệ xuất khẩu sản phẩm của các Ngành Điện & Điện Tử lên đến 90%.
Bên cạnh đó, thị trường lớn nhất tại Châu Á – Trung Quốc đã mở cửa trở lại cũng mang đến rất nhiều áp lực cạnh với các mặt hàng xuất khẩu cùng chủng loại đến từ doanh nghiệp nội địa. Bởi vì Việt Nam vẫn còn đối mặt với các khó khăn liên quan đến chi phí, hạ tầng, sản phẩm hay mạng lưới chuỗi cung ứng.
Để giảm bớt những khó khăn nêu trên cho các doanh nghiệp xuất khẩu, Bộ Công Thương sẽ đẩy mạnh đàm phán, ký kết các Hiệp định, cam kết, liên kết thương mại mới, trong đó có hoàn tất đưa vào thực thi Hiệp định FTA với Israel, ký kết các Hiệp định FTA, Hiệp định thương mại với các đối tác khác còn nhiều tiềm năng (UAE, MERCOSUR…) để đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng.
Đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các cam kết trong các Hiệp định FTA, đặc biệt là các Hiệp định CPTPP, EVFTA, UKVFTA để đẩy mạnh xuất khẩu, thông qua tuyên truyền về quy tắc xuất xứ và cấp Giấy chứng nhận xuất xứ, các cơ hội và cách thức tận dụng cơ hội từ các Hiệp định.
Trong tiến trình phát triển và toàn cầu hóa, Các bộ ngành sẽ không ngừng nỗ lực mở rộng mối quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước trong và ngoài khu vực. Việt Nam đã và đang đạt được nhiều thành công nhất định trong bối cảnh tình hình kinh tế đang gặp rất nhiều thử thách. Đây cũng được coi là sự thành công chứng minh những nỗ lực cùng với đường lối, chính sách phát triển đúng đắn của Đảng và Nhà nước.
Tham khảo: Top Chứng Chỉ ISO Quan Trọng Cho Ngành Logistics