Hai nhà cựu tư vấn chính sách tại Capitol Hill cho rằng xung đột Nga-Ukraine có khả năng dẫn tới Chương trình giám sát Nhập khẩu Thủy sản.
Lệnh cấm nhập khẩu thủy sản có thể tác động mạnh tới nền kinh tế Nga. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp giúp Mỹ kiểm định nguồn gốc xuất xứ của các thực phẩm được phục vụ và bày bán thì việc đó không có ý nghĩa gì”, theo Sally Yozell – cựu chuyên gia tư vấn chính sách cấp cao cho cựu Ngoại trưởng John Kerry, và Jean Flemma – chuyên gia tư vấn chính sách thủy sản liên bang Quốc hội.
Tuy nhiên vẫn còn thiếu sự minh bạch và các biện pháp truy xuất nguồn gốc trong chuỗi cung ứng. Hiện tại, cá đánh bắt tại Nga có thể dễ dàng được vận chuyển tới quốc gia khác như Trung Quốc, trung tâm chế biến thủy sản của toàn cầu, rồi được vận chuyển đến Mỹ với danh nghĩa của quốc gia chế biến.
Yozell và Flemma đề cập tới thông báo của hiệp hội thủy sản gửi đến các thành viên, về việc “Cá có xuất xứ Nga được chế biến tại Trung Quốc sẽ không bị ảnh hưởng, đồng nghĩa với việc được phép nhập khẩu thủy sản của Nga vào Mỹ dưới dạng cá cắt thanh, cá hồi đóng hộp và cua”.
Họ nói thêm rằng: “Thay vì tìm cách lách luật, các doanh nghiệp nên hợp tác với chính phủ thực hiện lệnh cấm.”
SIMP có hiệu lực vào năm 2018, tập trung vào 13 nhóm sản phẩm và không yêu cầu việc truy xuất nguồn gốc đối với nhiều sản phẩm nhập khẩu từ Nga, bao gồm cá minh thái, cá hồi và cá bơn.
“Để có tác động hiệu quả, SIMP cần bao gồm tất cả các loại cá và đảm bảo thủy sản của Nga không thể luồn lách bằng việc trung gian qua các nước khác làm thay đổi nguồn gốc xuất xứ. Điều này sẽ giúp người tiêu dùng an tâm rằng các sản phẩm họ ăn không đánh bắt ở Nga và chế biến tại các cơ sở chế biến của Nga.”
Họ đề xuất một giải pháp là thông qua đạo luật COMPETES (H.R. 4521), trong đó có điều khoản về việc mở rộng phạm vi của SIMP.
Theo Vasep
Bài đọc thêm: