Doanh nghiệp thủy sản Việt Nam vượt khó đón cơ hội tăng trưởng

Doanh nghiệp Thủy sản vượt khó tạo nền tảng vững chắc cho hoạt động sản xuất trong năm 2022 với kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng.

Cánh cửa xuất khẩu rộng mở

Ngành thủy sản được hưởng lợi từ các hiệp định thương mại đa phương, song phương. Ngay khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) có hiệu lực. Một số mặt hàng tôm Việt Nam xuất khẩu sang EU có mức thuế suất 12-20% sẽ về 0% như tôm sú đông lạnh…

Đối với cá tra, EVFTA giúp gia tăng lợi thế cạnh tranh trong dài hạn. Thuế cơ bản của cá tra phile tươi, ướp lạnh giảm từ 9% xuống 0%. Cá tra phile đông lạnh giảm từ 5,5% xuống còn 0%. Các sản phẩm cá tra chế biến giảm từ 14% xuống còn 0% trong vòng 3 năm.

Với những yếu tố thuận lợi từ sự phục hồi xuất khẩu và hưởng lợi từ EVFTA, UKVFTA…, triển vọng lợi nhuận các doanh nghiệp được dự báo có tiến triển tích cực hơn trong thời gian tới.

Dù vậy bên cạnh thuận lợi, doanh nghiệp thủy sản cũng phải đối mặt với khó khăn từ việc giá nguyên liệu tăng. Cụ thể giá cá tra nguyên liệu và giá tôm thẻ tăng so với cùng kỳ 2020 do chi phí vận chuyển tăng vì thiếu tàu và thiếu vỏ container dưới tác động bởi dịch COVID-19, cộng với giá dầu tăng.

Bên cạnh đó là tình hình phục hồi khả năng cung ứng từ các thị trường khác như Ấn Độ, Ecuado, Thái Lan và Indonesia sau đại dịch.

Vượt khó

Thực tế, những khó khăn của ngành thủy sản đã bộc lộ rất rõ trong năm 2021. Dù vậy, doanh nghiệp ngành này vẫn đạt được kết quả tăng trưởng vượt bậc. Thậm chí có doanh nghiệp còn đạt mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận cao nhất lịch sử hoạt động.

Năm 2021, ngành thủy sản đã trải qua những cung bậc thăng trầm vì dịch COVID-19. Nửa đầu năm, xuất khẩu thủy sản khá thuận lợi nhờ thị trường hồi phục. Tuy nhiên, quý 3/2021, ngành thủy sản đã phải đối mặt với vô vàn khó khăn do giãn cách xã hội diện rộng. Quý cuối năm 2021, ngành đã có sự phục hồi bứt phá.

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2021 ước đạt 8,89 tỷ USD. Tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2020. Các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực vẫn là tôm chiếm tới 43,87%, cá tra chiếm 17,32%.

Năm 2021, giá thức ăn và cá tra duy trì mức cao và tăng giá liên tục. Làm giá thành nuôi cá tra gia tăng đáng kể. Nhưng giá xuất khẩu cá tra lại gặp khó trăm bề từ yếu tố thị trường.

Dù có nhiều khó khăn, nhưng các doanh nghiệp thủy sản đã vượt qua. Nhờ đó tạo ra kỳ vọng tăng trưởng lớn trong năm nay.

Theo Viẹtnam+

Bài đọc thêm:

  1. Thủy sản Việt Nam thích ứng quy định mới từ thị trường Trung Quốc
  2. Đối mặt với lạm phát, nhu cầu thủy sản tại Mỹ tăng cao chưa từng có
  3. Nông thuỷ sản Việt Nam thâm nhập vào chuỗi bán lẻ lớn của Nhật Bản

 

Popular Posts

Back To Top