Hiệp định FTAs: Cơ hội tái cơ cấu chuỗi cung ứng và phòng tránh rủi ro

FTAs mà Việt Nam thực thi đã giúp chủ động phân tán rủi ro kinh tế, bổ trợ cho tái thiết chuỗi cung ứng và cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu…

Phân tán rủi ro

Khi thị trường bị giới hạn, nền kinh tế sẽ dễ bị ảnh hường theo biến động của thị trường. Điển hình như Việt Nam với xuất khẩu nông lâm thủy sản phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc, thì khi nền kinh tế Trung Quốc bị ảnh hưởng thì Việt Nam cũng khó thở, hoặc hàng hóa nước ta dễ bị ép giá mà không có lối thoát.

Tuy nhiên, kể từ năm 2019, thị trường Trung Quốc đã trở thành đối tác xuất khẩu đứng thứ hai của Việt Nam, sau Mỹ. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam cũng được chia sẻ ra nhiều nước thuận theo việc ký kết các Hiệp định FTAs với nhiều nền kinh tế khác nhau.

Thiết lập chuỗi cung ứng mới

Từ Hiệp định FTAs, không chỉ Việt Nam mà các nền kinh tế đối tác cũng nhận được ưu đãi. Theo đó, các doanh nghiệp nước ngoài mạnh tay đầu tư vào Việt Nam, dần dần đưa nước ta trở thành một mắt xích ngày càng quan trọng trong mạng lưới chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các doanh nghiệp không chỉ đầu tư tài chính, mà còn cả công nghệ kỹ thuật, những yếu tố cần thời gian để người Việt có thể hấp thụ và cải tiến, từ đó phát triển sản phẩm Việt lên những nấc thang mới để cạnh tranh trong mạng lưới kinh tế toàn cầu.

Ngoài ra, FTAs cũng tạo điều kiện để chứng nhận xuất xứ hàng hóa đến từ Việt Nam, đặt nền móng cho hàng Việt tạo chỗ đứng trên thị trường thế giới.

Bên cạnh những thuận lợi, Việt Nam cũng đứng trước những thách thức khi chưa tận dụng hết được những cơ hội do FTAs mang đến, nguyên nhân đến từ vô số hàng rào tiêu chuẩn mà doanh nghiệp Việt vẫn chưa thể thu nhỏ cách biệt, các yếu tố kỹ thuật và công nghệ, và một phần không nhỏ là chi phí vận tải tăng cao bởi logistics đứt gãy do COVID-19.

Nhưng cơ hội nằm trong khó khăn, đây cũng có thể nói là sức ép cần thiết để doanh nghiệp Việt bứt phá, nếu thực sự muốn nâng tầm tiêu chuẩn của hàng Việt và sự sáng tạo của người Việt, cũng như hoàn thiện các các chính sách quốc gia.

Tham khảo: Tạp chí Công Thương

Bài đọc thêm:

  1. Cần chiến lược phù hợp để rau quả, trái cây Việt tiếp cận thị trường Anh
  2. Xoay trục hàng rào kỹ thuật xuất khẩu, Việt Nam gặp nhiều thách thức
  3. Giá cước container Đông Nam Á – Bắc Mỹ ổn định dù nhu cầu giảm nhẹ
  4. Tâm lý tiêu cực quay trở lại trên thị trường vàng, dự báo giá vàng sẽ giảm

Popular Posts

Back To Top