Kết nối mạng lưới tiêu thụ hàng hóa Việt Nam với kiều bào ở nước ngoài

Ngày 13/10/2021, Cục Xúc tiến Thương mại đã tổ chức tọa đàm trực tuyến kết nối các tổ chức kiều bào Việt Nam về tiêu thụ hàng hóa trong nước…

Buổi tọa đàm được tổ chức với sự tham gia của trên 150 doanh nhân, đại diện cho các tổ chức như Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài (BAOOV); Liên hiệp các Hội Doanh nhân Việt Nam ở châu Âu; Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam toàn Thái Lan; Hiệp hội Doanh nhân Tư nhân Việt Nam – VPBA; các Hội Doanh nhân Việt Nam tại Úc, Pháp, Thụy Sỹ, Mỹ, Ý, Rumani, Ba Lan, Đài Loan, Mông Cổ, Hungary, Hàn Quốc …

Từ phía chính phủ, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu, Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại (XTTM) Vũ Bá Phú, và Chủ nhiệm Ủy ban về người VN ở nước ngoài TP HCM là những người chủ trì sự kiện.

Trong bối cảnh dịch COVID-19 vừa có chút nới lỏng tại Việt Nam, đại diện của các đơn vị đã thảo luận về các giải pháp tiêu thụ sản phẩm thương hiệu Việt, mà cụ thể là với sự hỗ trợ của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

Các giải pháp được nhắc tới bao gồm:
– Quảng bá thương hiệu hàng Việt Nam tại nước ngoài
– Phát triển các kênh phân phối hàng hóa ở nước sở tại
– Thiết lập các mạng lưới kết nối để các doanh nghiệp cùng phát triển hệ thống tiêu thụ hàng Việt Nam trên thế giới

Bên cạnh việc trao đổi các giải pháp, đại diện các đơn vị cũng đưa ra những khó khăn cụ thể.

Ông Hồ Quang Lâm là Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam toàn Thái Lan cho biết hàng Thái xuất sang Việt Nam thì nhiều, nhưng hàng Việt xuất sang Thái Lan thì hạn chế. Nguyên nhân do hàng Việt thường có giá cao, nhiều rào cản thuế quan, lại không đáp ứng được cạnh tranh liên quan đến số lượng sản phẩm.

Ông Hoàng Xuân Bình là Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam ở Ba Lan cho biết: trong số các mặt hàng được Việt kiều phân phối, hiện chỉ có 5 – 10% hàng hóa của Việt Nam. Ngoài những hạn chế về giá cá, ông Bình còn đề cập đến chất lượng và thời hạn giao hàng, cũng như các vấn đề về thanh toán.

Một doanh nhân tại Phần Lan thì cho biết, hàng Việt muốn xuất sang EU cần phải có chứng nhận, mà ngoài tiêu chuẩn chung của khối châu Âu thì từng nước thành viên lại có những quy định cấp phép riêng, những quy định này lại nhiều hơn sau dịch COVID-19 và do tác động kéo theo của logistics đứt gãy.

Trước những khó khăn đó, Cục XTTM cho biết đơn vị đã bước đầu tổ chức các chương trình giao thương trực tuyến giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các đơn vị nhập khẩu quốc tế. Theo thống kê sơ bộ, hiện đã có tổng số đã có khoảng 5.200 lượt kết nối giữa doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài với đa dạng sản phẩm tại các thị trường ASEAN, Đông Bắc Á, châu Phi, Trung Đông, EU, Nga, châu Úc, châu Âu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ…

Kết thúc tọa đàm, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài đã ký thỏa thuận hợp tác với Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam để tăng cường phối hợp trong việc khai thác nguồn lực cộng đồng người Việt ở nước ngoài để phát triển kinh tế. Nội dung của thỏa thuận vẫn chưa được tiết lộ chi tiết.

Theo Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập

Bài đọc thêm:

  1. Kích cầu tiêu thụ nông sản nội địa thông qua các sàn thương mại điện tử
  2. 4 lưu ý để doanh nghiệp Việt đa dạng hóa và mở rộng thị trường ASEAN
  3. Những vấn đề trong chuỗi cung ứng đe dọa đà phục hồi kinh tế toàn cầu
  4. WISE: Xây dựng một thị trường kỹ năng số năng động

Popular Posts

Back To Top