Diễn đàn Logistics Việt Nam 2023 với Chủ đề “Logistics và chuyển đổi số cho Đồng bằng sông Cửu Long” được tổ chức tại Thành phố Cần Thơ vào ngày 2/12 với sự chủ trì của Bộ Công Thương cùng UBND Thành phố Cần Thơ. Với mục tiêu chính hình thành mạng lưới Logistics bền vững tại vùng trọng điểm Đồng Bằng Sông Cửu Long, diễn đàn xoay quanh những giải pháp và phương hướng phát triển dài hạn, đặc biệt trong lĩnh vực Chuyển Đổi Số Cùng Mega A Logistics Company tham khảo ngay nhé!
Nhận Định Tình Hình Logistics Việt Nam Tháng Cuối Năm
Trưởng ban kinh tế Trung Ương – Ông Trần Tuấn Anh đã có những nhận định tích cực ngành Logistics tại thị trường Việt Nam. Ông cho biết “Đây là một trong những ngành trọng điểm mà Đảng và Nhà Nước sẽ đẩy mạnh phát triển cùng nhiều chủ trương và chính sách trong thời gian tới”.
Những doanh nghiệp và Tập đoàn đa quốc gia trong lĩnh vực Logistics Việt Nam đã và đang thực hiện rất tốt tiến trình chuyển đổi số từ cấp độ 3 trở lên. Tiêu biểu như: Tân Cảng Sài Gòn, các công ty cảng thuộc hệ thống Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Viettel Post, Vietnam Post, Gemadept, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam điển hình như DHL, Fedex…
Tham khảo bài viết: Họp Báo Festival Quốc Tế Ngành Hàng Lúa Gạo Việt Nam
Diễn đàn cũng là nơi các chuyên gia cùng những lãnh đạo bộ ngành liên quan và doanh nghiệp nhìn nhận những hạn chế trong chuỗi cung ứng tại thị trường Việt Nam. Điển hình như sau:
- Mức trung bình chi phí Logistics Việt Nam ước tính khoảng 16 – 17% GDP. Đặc biệt, con số tiêu chuẩn trên thế giới chỉ khoảng 10.6%.
- Hạ tầng các cụm cảng và khu vực vận chuyển tại Việt Nam chưa đồng đều.
- Vận tải đường sắt cùng với hàng không đón nhận những chỉ số vô cùng thấp chưa đến 0.3% tỷ lệ.
- Tiếp đó, vận tải đường thủy nội địa với 21,6% tổng sản lượng hàng hóa vận chuyển trong khi vận tải đường biển chỉ chiếm 5,2% tổng sản lượng
Đó là những lý do chính khiến chỉ số hiệu quả Logistics của Việt Nam bị suy giảm đến tận 4 bậc trên bảng xếp hạng do World Bank công bố vào giữa năm 2023. Một sự “thụt lùi” đáng kể từ năm 2018.
Không những thế, tình hình thực tế liên quan đến các vấn đề xanh hóa Logistics và chuyển đổi số hệ thống vận chuyển của Việt Nam cũng được thảo luận tại diễn đàn. Đặc biệt, các chuyên gia đầu ngành và ông Trần Tuấn Anh cũng có những đánh giá gồm:
- Các phân tích sâu về kết quả thực hiện các nghị quyết, kết luận của Đảng trong ngành logistics như: Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị về chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII về công nghiệp hóa, hiện đại hóa; các kết luận của Bộ Chính trị về phát triển các hạ tầng logistic.
Bên cạnh đó, diễn đàn cũng chỉ ra những vấn đề hạn chế trong khả năng liên kết của những vùng Logistics trọng điểm, từ đó sẽ triển khai xây dựng các trung tâm Logistics quy mô lớn theo chủ trương của Đảng và định hướng của nhà Nước.
Tham khảo bài viết: Trọng Điểm Đề Án 1 Triệu Ha Lúa Gạo Chất Lượng Cao
Đặc biệt hơn cả, Trong bối cảnh mới tác động đến phát triển ngành logistic Việt nam thời gian tới, tập trung đề xuất kiến nghị về hoàn thiện chủ trương, đường lối, thể chế, cơ chế, chính sách cho thúc đẩy phát triển logistics tại Việt Nam gắn với quá trình chuyển đổi số quốc gia.
Theo số liệu thống kê của Thứ trưởng Bộ Công Thương – Phan Thị Thắng cho biết những chỉ số về tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 10 tháng đầu năm 2023 của Việt Nam vô cùng ấn tượng, điều này đã chứng minh cho nỗ lực phát triển hệ thống Logistics Xuyên Biên Giới của các doanh nghiệp trong & ngoài nước.
Những con số cụ thể như sau:
- Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 10 tháng năm 2023 của Việt Nam đạt 558,33 tỷ USD với con số xuất siêu kỷ lục 24,59 tỷ USD.
- Việt Nam cũng lọt Top 10 thị trường logistics mới nổi trên thế giới với tỷ lệ tăng trưởng kép hằng năm giai đoạn 2022-2027 của thị trường logistics được dự báo đạt mức 5,5%
Đây là kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh thương mại toàn cầu và trong nước gặp nhiều khó khăn do những bất ổn về kinh tế, chính trị. Vậy tại sao Diễn đàn lại lựa chọn khu vực ĐBSCL là nơi trọng điểm để thực hiện chiến lược Chuyển Đổi Số Hệ Thống Logistics? Trong phần tiếp theo, Mega A Logistics Company sẽ lý giải điều đó
Hệ Thống Logistics Đồng Bằng Sông Cửu Long Liệu Có Ổn Định
Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long được xem là 1 trong 6 vùng kinh tế trọng điểm với những đóng góp to lớn cho nền kinh tế nước nhà với sản lượng lúa chiếm đến 50%, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản, 60% sản lượng thủy sản xuất khẩu, 70% các loại trái cây và đặc biệt chiếm lên đến 95% sản lượng gạo của cả nước.
Số liệu vô cùng tiềm năng nhưng tình hình hệ thống Logistics tại Đồng Bằng Sông Cửu Long cũng đem đến những trở ngại không nhỏ cho khả năng phát triển của toàn vùng.
- Các đơn vị Logistics tại ĐBSCL chưa khai phá hết tiềm năng và sự hiệu quả tối đa của hệ thống hậu cần, kho bãi và dịch vụ chưa đồng bộ. Ví như: đa phần hàng hóa sẽ được vận chuyển từ các cụm cảng lớn như Cảng Cái Mép tại Hồ Chí Minh. Điều này khiến chi phí tăng từ 10 – 40% trong mỗi lô hàng.
- Thị phần doanh nghiệp và sự hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực Logistics tại Đồng Bằng Sông Cửu Long chưa thể cạnh tranh với các tỉnh thành lớn. Nguyên nhân đến từ cơ sở hạ tầng không ổn định, chi phí vận chuyển cao, nguồn nhân lực chưa đạt chuẩn và năng lực cạnh tranh hàng hóa.
- Hơn thế nữa, Phó chủ tịch Hiệp hội Logistics Việt Nam ông Lê Quang Trung nhận xét rằng: “ĐBSCL đối mặt với điểm nghẽn lớn nhất chính là chi phí chiếm đến 30% giá thành sản xuất. Nguyên nhân chính là vì cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện và thiếu tính liên kết trong mạng lưới.
- Phó Chủ Tịch cũng nêu quan điểm của mình rằng Cảng biển nước sâu, trung tâm kiểm định hàng hóa và hệ thống kho bãi hiện đại là những thiếu sót trong chuỗi cung ứng mà các tỉnh ĐBSCL đang đối mặt. Điều này tạo nên sự đứt gãy của chuỗi hàng hóa và hình thành mức chi phí cao hơn.
Hiệp hội Logistics Việt Nam cũng đã công bố những số liệu về thực trạng Logistics của khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tính đến cuối Quý III/2023, toàn tỉnh chỉ có 1461 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Logistics chiếm tỷ trọng vỏn vẹn 4.93%. Con số khá hạn chế và phần lớn là các doanh nghiệp Logistics trong lĩnh vực Nông Nghiệp.
Đây cũng là một phần lý do mà Mega A Logistics Company khát vọng hình thành mạng lưới Logistics Xuyên Biên Giới Việt Nam – Trung Quốc để đưa nông sản của nước nhà vươn tầm quốc tế.
Thiết Lập Giải Pháp – Hướng Đến Tương Lai
Diễn đàn đã nhận định những khó khăn của khu vực ĐBSCL đang đối diện trong lĩnh vực Logistics cần có những hành động cụ thể và chiến lược dài hạn. Không những thế, từng địa phương và doanh nghiệp phải thật sự cố gắng, nỗ lực để hướng đến những kết quả tốt đẹp .
Đầu tiên, các địa phương và doanh nghiệp nội địa đẩy mạnh tiến trình nâng cấp hệ thống kho bãi và tăng cường cải thiện cơ sở hạ tầng Logistics. Bước đầu có thể sẽ khá khó khăn, nhưng cần phải thực hiện đều đặn sao cho ít nhất tất cả công trình đều đạt chuẩn thì mới nghĩ đến phương án chuyển đổi số thành công được.
Phó chủ tịch Hiệp Hội Logistics cũng nói thêm hệ thống vận tải đa phương thức kết hợp với hệ sinh thái dịch vụ hàng không Air Cargo có thể giải quyết được bài toán thời gian lưu trữ của các mặt hàng nông sản xuất khẩu. Hệ thống kho lạnh và kho truyền thống được tích hợp các công nghệ cảm biến sẽ đảm bảo chất lượng của lô hàng trong quá trình lưu trữ dài hạn.
Tham khảo bài viết: Trang Sử Mới Cho Logistics Xuyên Biên Giới: Điểm Nhấn Nổi Bật Của Mega A
Không những thế, mỗi doanh nghiệp cần thường xuyên kiểm tra hệ thống vận tải của mình để có những phương án bảo dưỡng, sửa chữa thích hợp. Những điều này kết hợp với Đội ngũ nhân sự chọn lọc kỹ càng sẽ góp phần không nhỏ thay đổi mạng lưới Vận Chuyển – Cung Ứng tại Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Không những thế, các thành phố, tỉnh cùng với doanh nghiệp cần phải bám sát chính sách về liên kết vùng để tạo sự kết nối thực chất về nguồn hàng và hoạt động logistics.
Thực hiện các hoạt động nghiên cứu mở thêm tuyến giao thông đường thủy kết nối Đồng bằng sông Cửu Long với Campuchia và khu vực Cái Mép – Thị Vải sẽ tạo thuận lợi lớn cho việc xuất nhập khẩu các mặt hàng chủ lực đến thẳng châu u và Hoa Kỳ như thủy hải sản, nông sản…
Thêm nữa, các doanh nghiệp, cơ quan quản lý với các hiệp hội ngành nghề, đặc biệt là các hiệp hội logistics cần tăng cường hợp tác, phối hợp để có thể tạo giá trị gia tăng cho hàng hóa, giảm chi phí thông qua tối ưu hóa các dịch vụ logistics.
Mega A Logistics đã gửi đến bạn thông tin chi tiết về chủ đề “Logistics và chuyển đổi số cho Đồng bằng sông Cửu Long”. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất về thị trường Logistics trong và ngoài nước.