Năm 2022, con tôm Việt Nam được nhìn nhận sẽ có cơ hội tăng mạnh kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ với sức cạnh tranh ngày càng cao.
Nhiều cơ hội xuất khẩu tôm
Theo tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 12/2021, xuất khẩu tôm đạt 40.000 tấn, trị giá 360 triệu USD, tăng 15,31% về lượng và tăng 22,59% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Những con số này cho thấy xuất khẩu tôm tiếp tục phục hồi. Sau khi giảm mạnh trong tháng 8 và tháng 9/2021 do tác động của dịch Covid-19.
Chứng tỏ một điều, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm đã thích nghi nhanh với trạng thái bình thường mới. Nỗ lực phục hồi sản xuất và xuất khẩu.
Ước tính xuất khẩu tôm của Việt Nam năm 2021 đạt 420.300 tấn. Trị giá 3,871 tỷ USD, tăng 2,22% về lượng và tăng 4,83% về trị giá so với năm 2020.
Theo đó, giá xuất khẩu trung bình tôm của Việt Nam trong tháng 11/2021 đạt 9,09 USD/kg. Tăng 0,42USD/kg so với tháng 11/2020.
Tính chung 11 tháng năm 2021, xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ, EU, Úc, Nhật Bản tăng trưởng khả quan, trong khi xuất khẩu sang các thị trường lớn khác như Trung Quốc, Nga giảm.
Theo Tổng cục Thủy sản, năm 2022, nhu cầu tôm bố mẹ cần khoảng 260.000-270.000 con. Diện tích nuôi tôm đạt 740.000-745.000ha; sản lượng tôm các loại 980.000 tấn. Mục tiêu trị giá xuất khẩu tôm đặt ra trong năm 2022 là 3,9 tỷ USD, tăng 2,63% so với năm 2021.
Đưa ra nhìn nhận khả quan hơn cho xuất khẩu tôm năm 2022. Theo VASEP, con số thu về sẽ đạt khoảng 4,3 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2021.
Đâu là yếu tố then chốt?
VASEP cho biết, những năm gần đây, tôm ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Năm 2020, tôm chiếm 44% xuất khẩu thuỷ sản với trên 3,7 tỷ USD, thì sang năm 2021, con tôm chiếm 50%.
Điều đáng tự hào là con tôm Việt Nam đang đứng vị trí số 1 tại hầu hết các thị trường. Với kim ngạch vượt trội so với các quốc gia khác.
Ước tính năm 2021, xuất khẩu tôm của Cà Mau đạt kim ngạch 1,02 tỷ USD. Tăng 9% so với cùng kỳ, đóng góp 1/4 kim ngạch xuất khẩu tôm cả nước.
Khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp là phải thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19. Khiến chi phí sản xuất, chi phí vận chuyển tăng. Song thuận lợi ở chỗ các nước trên thế giới đồng loạt mở cửa, thị trường rộng mở.
Theo Dân Việt
Bài đọc thêm: