Tổ chức thu phí được để lại 70% số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí và nộp 30% vào NSNN…
- Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản có hiệu lực từ 15/12/2021.
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 91/2021/TT-BTC sửa đổi Thông tư 191/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản. Theo đó, sửa đổi quy định về quản lý và sử dụng phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản như sau:
Tổ chức thu phí, lệ phí thực hiện kê khai, nộp phí, lệ phí thu được theo tháng, quyết toán năm theo quy định tại Luật Quản lý thuế, Nghị định số 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy. Tổ chức thu phí, lệ phí nộp số tiền phí theo tỷ lệ quy định tại Điều 5 Thông tư này và 100% tiền lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước.
Ngoài ra, sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 5 như sau: Tổ chức thu phí được để lại 70% số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí và nộp 30% vào ngân sách nhà nước; trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Tiền phí được để lại được quản lý và sử dụng theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP của Chính phủ; trong đó, các khoản chi khác liên quan đến thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí, bao gồm cả: Chi phí cho hoạt động kiểm tra thực địa khu vực thăm dò khoáng sản, kiểm tra, đánh giá và tổ chức họp thẩm định, họp hội đồng thẩm định, đánh giá trữ lượng khoáng sản (bao gồm cả chi nhận xét, báo cáo thẩm định).
Thông tư cũng sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 56/2018/TT-BTC như sau: Tổ chức thu phí thực hiện kê khai, nộp số tiền phí thu được theo tháng, quyết toán năm theo quy định tại Luật Quản lý thuế, Nghị định số 126/2020/NĐ-CP. Tổ chức thu phí nộp số tiền phí theo tỷ lệ quy định tại Điều 5 Thông tư này vào ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương) theo chương, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước.
Trường hợp tổ chức thu phí là cơ quan nhà nước thuộc diện khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP, thì được trích để lại 65% tổng số tiền phí thẩm định thực thu được để chi cho hoạt động thẩm định, thu phí và nộp 35% vào ngân sách nhà nước.
Thông tư có hiệu lực từ ngày 15/12/2021.
Theo Tạp chí Công Thương
Bài đọc thêm: