Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ khổng lồ đối với các loại hàng hóa nói chung và nông sản thực phẩm nói riêng.
Hoa Kỳ là vừa là quốc gia xuất khẩu nông sản hàng đầu nhưng đồng thời cũng là quốc gia nhập khẩu nông sản lớn nhất thế giới. Dự báo năm 2022 xuất khẩu nông sản của Hoa Kỳ sẽ đạt trên 175 tỷ USD và giá trị nhập khẩu khoảng 165 tỷ USD, điều này cho thấy quy mô thị trường tiêu thụ nông sản thực phẩm của Hoa Kỳ là rất lớn.
Một số nhóm sản phẩm có tỉ trọng nhập khẩu lớn bao gồm thủy sản, nông sản nhiệt đới, gia vị chiếm đến trên 90%, rau quả tươi, hạt thực vật, nước trái cây tỉ trọng nhập khẩu chiếm từ 20 – 50%. Những sản phẩm mà Việt Nam có thế mạnh cũng là nhóm hàng chiếm tỉ trọng nhập khẩu lớn.
Đối với xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam thì trong 11 tháng 2021, Hoa Kỳ tiếp tục trở thành thị trường nhập khẩu lớn nhất với giá trị đạt trên 10 tỷ USD, trong đó gỗ và sản phẩm gỗ cùng nhóm hàng thủy sản chiếm tỉ trọng lớn nhất; nhóm hàng nông sản mặc dù chiếm tỉ trọng khiêm tốn nhưng cũng đạt được được mức tăng khá ấn tượng so với cùng kỳ năm trước.
Mặc dù Việt Nam được coi là 1 trong 10 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ, tuy nhiên tổng giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản chỉ chiếm khoảng 1 – 2% giá trị nhập khẩu nông sản của Hoa Kỳ nên có thể thấy dư địa xuất khẩu còn rất nhiều, quan trọng là chúng ta có khả năng đáp ứng được hay không.
Thuận lợi
Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ khổng lồ đối với các loại hàng hóa nói chung và nông sản thực phẩm nói riêng. Dân số có sức mua lớn, nhu cầu đa dạng, đặc biệt là thế hệ trẻ có nhu cầu sản phẩm đặc sản mới lạ, độc đáo.
Năng lực xuất khẩu và khả năng cạnh tranh, đáp ứng của các doanh nghiệp Việt Nam đã được cải thiện. Cơ cấu xuất khẩu nông sản đang có những chuyển biến tích cực theo hướng đa dạng hóa chủng loại mặt hàng và tăng tỉ trọng hàng nông sản thực phẩm chế biến, điều này thể hiện ở kim ngạch xuất khẩu tăng dần qua từng năm. Nhiều mặt hàng, thương hiệu đã có chỗ đứng trên thị trường, ví dụ bánh pía Tân Huê Viên đã có mặt tại hệ thống cửa hàng bán buôn Costco.
Hoa Kỳ cũng là quốc gia đa sắc tộc với nhu cầu, thói quen tiêu dùng khác nhau, dẫn đến thị trường thực phẩm rất đa dạng. Đặc biệt mức độ chênh lệch thu nhập trong các tầng lớp dân cứ dẫn đến nhu cầu lớn đối với cả hàng cao cấp lẫn bình dân. Vì vậy doanh nghiệp Việt Nam dù là quy mô nhỏ nhưng vẫn có thể tìm được phân khúc cho hàng hóa của mình tại thị trường này.
1 lợi thế quan trọng khác không thể bỏ qua là chúng ta có cộng đồng hơn 1 triệu người Việt ngày càng phát triển mạnh mẽ. Đây không chỉ là lực lượng có nhu cầu tiêu dùng trực tiếp nông sản Việt mà còn là cầu nối quan trọng đưa hàng hóa xâm nhập vào thị trường này.
Ngoài ra thì hệ thống luật lệ quy định của Hoa Kỳ khá minh bạch, rõ ràng, chế tài nghiêm minh, thông tin được đăng tải đầy đủ trên trang web kèm theo dẫn chiếu tới các quy đinh khác liên quan rất thuận tiện cho việc tra cứu, tìm hiểu.
Bên cạnh những thuận lợi thì việc mở rộng thị trường cũng gặp phải không ít khó khăn, nếu không muốn muốn là nhiều hơn thuận lợi mà ở đây tôi chỉ xin điểm một số.
Đầu tiên là tình trạng lạm phát gia tăng dẫn đến giá cả tăng và người dân có xu hướng thắt chặt chi tiêu, lựa chọn cẩn thận hơn về hàng thực phẩm.
Yêu cầu về về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dich động thực vật của Hoa Kỳ rất cao. Hàng nông sản thực phẩm nhập khẩu vào thị trường này có thể đa dạng về chủng loại và và giá cả, nhưng yêu cầu về an toàn thực phẩm luôn phải được được đảm bảo và có cả một hệ thống các cơ quan thực thực thi pháp luật tiến hành kiểm soát với quy trình rất nghiêm ngặt.
Ngoài ra còn có yêu cầu về lao động và môi trường. Ví dụ, đến năm 2023 Hoa Kỳ sẽ chỉ cho phép nhập khẩu thủy sản đánh bắt từ các nước có hệ thống kiểm soát nghề cá không gây tác động lớn tới thú biển. Điều này sẽ đặt ngành thủy sản của Việt Nam trước thách thức vô cùng to lớn.
Hệ thống các quy định và tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm của Hoa Kỳ rất phức tạp ở cấp bang và cấp liên bang. Thực phẩm nhập khẩu thường tuân thủ các quy định cấp liên bang, nhưng để lưu thông được tại các bang hoặc địa bàn cơ sở thì lại chịu sự điều chỉnh của luật từng bang. Về nguyên tắc, các quy định cấp bang có thể nghiêm ngặt hơn nhưng không được phép lỏng hơn so với quy định cấp liên bang.
Hoa Kỳ là thị trường rộng mở đối với hàng nông sản nhập khẩu nhưng cũng chính vì đặc điểm này mà Hoa Kỳ cũng trở thành thị trường khó khăn và cạnh tranh bậc nhất. Việt Nam không chỉ phải phải canh trạnh với các nước có cùng chủng loại sản phẩm mà còn phải đấu ngay chính với các nhà sản xuất nội địa.
Thực tế, các nhà phân phối bán lẻ chỉ thay đổi nhà cung cấp cấp khi họ thấy giá cả cạnh tranh và đáp ứng đủ đơn hàng theo yêu cầu của họ, mà đây lại là điểm yếu của doanh nghiệp Việt Nam do thường sản xuất trên quy mô nhỏ, tính liên kết yếu, thường không đủ đáp ứng những đơn hàng lớn.
Khoảng cách địa lý xa, hệ thống logistics yếu kém cũng là yếu tố bất lợi so với các nước trong khu vực Nam Mỹ, làm giảm khả năng cạnh tranh của nông sản Việt.
Khi xuất khẩu nông sản hàng hóa sang Hoa Kỳ ngày càng tăng thì chúng ta cũng phải đối mặt với các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại ngày càng nhiều. Điều này là thực tế hết sức hiển nhiên, các doanh nghiệp cần chuẩn bị sẵn sàng để đối phó. Ví dụ cụ thể là cá tra, cá ba sa hay tôm Việt Nam đã phải trả qua nhiều năm bị điều tra áp thuế, hay gần đây họ đã ra phán quyết sơ bộ áp thuế mật ong thô của Việt Nam lên mức rất cao, hơn 400%.
Theo Báo Nông Nghiệp