Thương mại cua hoàng đế xáo trộn trước các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga khiến Nga chuyển hướng cung cấp sản phẩm cho thị trường Đông Á…
Nga chiếm 94% tổng hạn ngạch cua hoàng đế toàn cầu trong năm 2022 và XK đạt 2,4 tỷ USD trong năm 2021, gồm các sản phẩm cua tuyết và các loài cua hoàng đế.
Với các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào thủy sản Nga, các nhà sản xuất của Nga dự kiến cơ cấu lại các sản phẩm đông lạnh thành sản phẩm sống để cung cấp cho thị trường Trung Quốc và Hàn Quốc, các nước chưa áp lệnh trừng phạt Nga. Điều này gây áp lực lên các nhà sản xuất khác trên thị trường cua thế giới.
Ông Svein Ruud, Giám đốc công ty XK cua hoàng đế sống của Na Uy, Troika Seafood cho biết, nếu Nga không thể xuất cua hoàng đế đông lạnh sang Mỹ, và nếu các thị trường EU và Nhật Bản đưa ra các lệnh hạn chế thủy sản Nga, công ty tôi có thể mất thị trường Trung Quốc (đối với sản phẩm cua sống) vì Nga sẽ giảm giá để xuất sang Trung Quốc. Cách duy nhất để xuất khối lượng lớn sang Trung Quốc, thị trường tiêu thụ cua hoàng đế sống lớn nhất thế giới là Nga phải giảm giá sản phẩm.
Trong khi lệnh cấm NK thủy sản Nga của Mỹ được trì hoãn tới 23/6/2022, các biện pháp trừng phạt tài chính, thương mại, tẩy chay vẫn được duy trì. Theo một chuyên gia ngành cua, các đội tàu vùng Viễn Đông Nga tăng khai thác, cung cấp cho các thị trường Trung Quốc và Hàn Quốc.
Năm 2021, Nga XK 1,49 tỷ cua hoàng đế và cua tuyết đông lạnh trong đó khoảng 540 triệu USD được xuất sang Hàn Quốc. Một số sản phẩm cua của Nga khai thác từ ngư trường Viễn Đông được xuất sang Bắc Mỹ và Nhật Bản từ Hàn Quốc.
Các nhà XK cua sống của Na Uy cho biết, XK mặt hàng này của Na Uy có thể phải chịu thiệt hại nặng nề sau nhiều năm tăng trưởng mạnh XK sang Đông Á. Năm ngoái, Na Uy XK 42 triệu USD cua hoàng đế sống sang Trung Quốc, Hồng Kông và Hàn Quốc, chiếm 60% tổng XK và tăng 46% so với năm trước đó.
Năm 2021, XK cua tuyết và cua hoàng đế sống của Nga sang Đông Á cũng tăng mạnh, lần lượt đạt 546 triệu USD và 335 triệu USD sang Trung Quốc và Hàn Quốc, chiếm 95% tổng giá trị XK cua sống của Nga, tăng 6.193% so với năm 2011 khi XK cua sống sang Hàn Quốc và Trung Quốc chỉ đạt 14 triệu USD.
Vấn đề của Nga là ngư trường lớn cua hoàng đế và cua tuyết opilio từ biển Barents với các sản phẩm này được xuất sang EU. 57% lượng cua hoàng đế và cua tuyết XK của Nga, trị giá 929 triệu USD được xuất sang Hà Lan. Các nhà chế biến sẽ tái đầu tư ngư trường và các thị trường này, điều này có thể ảnh hưởng đến các nhà cung cấp Na Uy tại thị trường EU.
So với Nga, cua Na Uy chỉ chiếm thị phần nhỏ trên thị trường Trung Quốc. Thị trường NK lớn nhất cua hoàng đế sống của Na Uy là Hàn Quốc. Năm 2021, Na Uy cung cấp 522 tấn cua cho thị trường này.
Nga có thể cũng duy trì cung cấp cua tuyết đông lạnh cho thị trường Nhật do Nhật có thể không áp lệnh trừng phạt đối với thủy sản. Nhật Bản có thể nhập nhiều cua đông lạnh hấp chín. Năm ngoái, thị trường này NK 1.521 tấn cua hoàng đế và 15.515 tấn cua tuyết.
Trong tuần 12 (21-27/3/2022), giá cua hoàng đế xanh tại các chợ bán buôn ở Trung Quốc đạt 73 USD- 96 USD/kg tùy cỡ. Tại các cảng của Nga, giá cua hoàng đế sống đạt 39 USD – 42 USD/kg trong khi giá cua tuyết đạt 15 USD-17 USD/kg.
Trung Quốc có thể tiêu thụ nhiều cua hoàng đế đông lạnh của Nga tại các bữa tiệc buffet tự phục vụ trong các khách sạn.
Nga có thể XK cua đông lạnh sang Trung Quốc để chế biến và tái XK. Nga có thể XK cua đông lạnh nguyên con sang Trung Quốc và các nhà chế biến Trung Quốc có thể chế biến thành thịt cua và tái xuất sang Mỹ, nơi không bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt.
Na Uy gặp khó khăn khi XK cua sang Trung Quốc do nước này áp dụng chính sách kiểm soát nghiêm ngặt đối với coronavirus hoặc Na Uy phải sử dụng đường bay dài hơn tới Trung Quốc, khiến chi phí tăng. XK cua của Na Uy sang Mỹ, EU, Canada có thể tăng cao hơn do đường bay vận chuyển dễ dàng hơn từ đầu năm nay.