“Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao cần phải được triển khai đúng với tiến độ và đảm bảo cam kết các bên ngay sau khi Festival Quốc tế Ngành Hàng Lúa Gạo Việt Nam – Hậu Giang 2023 kết thúc.” Trích lời của ông Hoàng Trung – Thứ trưởng Bộ Nông Nghiệp – Phát Triển Nông Thôn. Một trong những đề án huyết mạch nâng tầm toàn diện hệ thống canh tác lúa của vùng trọng điểm Đồng Bằng Sông Cửu Long. Cùng Mega A Logistics Company tham khảo chi tiết về “Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao” nhé!
Định Hướng Phát Triển Của Nền Nông Nghiệp Lúa Gạo Việt Nam
Những hoạch định và định hướng về “Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao” được nêu rất rõ tại buổi họp báo Festival Quốc Tế Ngành Hàng Lúa Gạo Việt Nam – Hậu Giang 2023 vào sáng ngày 1/12/2023.
Để hiểu hơn về “Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao”, chúng ta cần nhìn nhận tổng quan về định hướng phát triển của nền nông nghiệp lúa nước. Tại buổi hỏi báo các phóng viên đến từ các nhà đài lớn cũng đặt ra câu hỏi xoay quanh “Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao”như sau:
- Trong khi các nước thường nhập khẩu gạo trung bình 5% tấm thì Việt Nam lại giảm sản xuất loại gạo này. Vậy vai trò của Việt Nam đối với việc cam kết an ninh lương thực với quốc tế như thế nào?
- Hiện nay, Bộ NN-PTNT thực hiện Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, tuy nhiên khi doanh nghiệp muốn xuất khẩu gạo, Bộ Công thương yêu cầu phải có hợp đồng liên kết. Trong khi đó, theo thông tin của phóng viên, hợp đồng liên kết này đưa giá thành hạt gạo lên cao? Doanh nghiệp rất băn khoăn về điều kiện này, Bộ NN-PTNT có ý kiến gì?
Về phía ban chủ trì cuộc họp, ông Nguyễn Như Cường Cục trưởng Cục trồng trọt nhận định rằng “ Trong vài tháng vừa qua giá giao Việt Nam có sự gia tăng khá cao khiến doanh nghiệp và các cá nhân gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, việc liên kết không hề ảnh hưởng đến mức giá mà đó là do nhu cầu thị trường cùng những chuyển biến của tình hình kinh tế thế giới”.
Ngược lại, ông cũng cho biết “Các doanh nghiệp đánh giá cao sự liên kết giữa nông dân – HTX cũng như HTX – doanh nghiệp. Điều này hình thành mạng lưới hỗ trợ kỹ thuật công nghệ, đảm bảo chất lượng hạt gạo và thuận tiện trong trao đổi mua bán”
Tham khảo: Trang Sử Mới Cho Logistics Xuyên Biên Giới: Điểm Nhấn Nổi Bật Của Mega A
Đặc biệt, Ông cũng nhận xét thị trường gạo Việt Nam trong những năm qua chưa bao giờ đối mặt với vấn đề thiếu hụt gạo 5% tấm khi có nhu cầu xuất khẩu. Cục sẽ ghi nhận những ý kiến đánh giá của các bộ ngành liên quan và điều chỉnh phương án thực thi phù hợp.
Bộ trưởng bộ Nông Nghiệp – Phát triển nông thôn cũng cho biết lựa chọn Hậu Giang cho Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam 2023 là vì những nỗ lực ấn tượng trong công tác phát triển ngành nông liện lúa nước của toàn tỉnh trong những năm qua.
Trước kia tại năm 2009, Festival Lúa Gạo Việt Nam lần 1 cũng được diễn ra ở Hậu Giang. uy còn nhiều khó khăn nhưng với sự nỗ lực của tỉnh, nhìn chung, sự kiện đã thành công ngoài mong đợi. “Đây là nền tảng cũng như kinh nghiệm để hôm nay chúng tôi vinh dự lần đầu tiên tổ chức Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo 2023”, lãnh đạo tỉnh Hậu Giang bày tỏ. Bên cạnh đó, Hậu Giang cũng là một phần quan trọng của khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long – cái nôi của nông nghiệp lúa nước Việt Nam.
Liên quan chiến lược phát triển du lịch nhân sự kiện này, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang thông tin, tỉnh vừa ban hành Quyết định số 1939/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn Hậu Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Theo đó, Hậu Giang sẽ đầu tư 32 tỷ 610 triệu đồng để trở thành điểm đến mới về du lịch cộng đồng trong khu vực ĐBSCL.
Tham khảo: Tiềm Năng Logistics Thu Hút Nhà Đầu Tư Mỹ
Trọng Tâm Đề Án 1 Triệu Ha Lúa Chất Lượng Cao
Chính phủ vừa duyệt Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”.
Mục tiêu chung của đề án là hình thành 1 triệu ha vùng chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, phát triển bền vững của ngành lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính.
Đặc biệt, các bộ ngành liên quan đã cho biết Tổ Chức Ngân Hàng Thế Giới (WB) sẽ cho Việt Nam vay khoảng 400 triệu USD để thực hiện đề án 1 với định hướng đến năm 2030. Trong xuyên suốt thời gian chờ xét duyệt từ Thủ Tướng Chính Phủ, nông dân các vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long rất vui mừng và chia sẻ rằng: “Được biết đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao sẽ sớm được phê duyệt, chúng tôi rất phấn khởi với sự quan tâm sát sao cùng những đề án phát triển bền vững của Thủ Tướng Chính Phủ”.
Đề án sẽ được triển khai đồng bộ trên 12 tỉnh thành của Đồng Bằng Sông Cửu Long. Hơn thế nữa, Ông Hoàng Trung – Thứ Trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn cũng thông tin “các thủ tục về vốn vay cơ bản đã đàm phán xong và đang trong quá trình xét duyệt cuối cùng. Ngoài ra, Nhà nước cũng sử dụng khoản 100 triệu USD để tiếp tục thực hiện đề án này trong quá trình dài hạn.
“Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao” cũng được phân chia rất chi tiết với các đề mục tính đến giai đoạn năm 2030:
- Ước tính chuỗi lúa gạo dọc các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long sẽ đạt mức tăng trưởng đến 40%
- Đặc biệt, các nông dân sẽ nhận được tỷ suất lợi nhuận đạt trên 50%
- Bên cạnh đó, Đề án cũng cải thiện cơ hội việc làm cho hơn 1 triệu hộ nông dân vững tâm canh tác bền vững.
- 2024 – 2025: Là thời gian triển khai giai đoạn 1 với mục tiêu củng cố 180.000 ha của dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững VnSAT.
- Còn giai đoạn 2 từ năm 2026 đến năm 2030 mở rộng ra trên 820.000 ha.
Tham khảo: Festival Quốc Tế Ngành Hàng Lúa Gạo Việt Nam – Hậu Giang 2023
Không chỉ để lại được những ấn tượng trong lòng nông dân tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, “Đề án phát triển 1 triệu ha lúa chất lượng cao” cũng mang đến rất nhiều cơ hội kinh tế cho các doanh nghiệp nội địa. Ví dụ như:
- Theo chia sẻ của Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An, ngay sau khi đề án được phê duyệt, họ sẽ triển khai 6.000 ha lúa chất lượng cao giảm phát thải thấp tại tứ giác Long Xuyên. Điều này đồng nghĩa với việc phải liên kết được với hàng nghìn hộ nông dân trồng lúa.
- Còn Tập đoàn Lộc Trời đã thực hành trồng lúa bền vững phát thải thấp từ nhiều năm nay, được thế giới công nhận, nhưng để mở rộng mô hình lên quy mô lớn, để đong đếm cụ thể lượng phát thải, họ kỳ vọng đề án mới này tại Đồng bằng sông Cửu Long sẽ giúp họ triển khai trên quy mô lớn.
- Tổng giám đốc Tập đoàn Hạt Ngọc Trời cũng chia sẻ thêm: “Với đề án này Nông nghiệp Việt Nam sẽ tiếp nhận nguồn lực vô cùng lớn cùng với những giá trị hữu hình về mặt kinh tế. Theo ước tính Việt Nam sẽ nhận được khoảng 9 triệu tấn gạo với 1 triệu ha lúa chất lượng cao. Chính điều này sẽ giúp chúng ta thiết lập những kỷ lục xuất nhập khẩu mới. Đồng thời cũng góp phần hình thành nền tảng giá thành cùng với chất lượng ổn định cho từng hạt gạo.
“Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao” cũng ra đời với mục đích cải tạo hệ sinh thái nông nghiệp hướng đến khía cạnh giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, biến động thị trường cũng như xu thế tiêu dùng thay đổi. Chính vì vậy, Bộ Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn cũng nhận định đề án có thể giảm từ 10 – 20% lượng phát thải khí nhà kính từ các hoạt động trồng trọt.
Lời kết
Tổng nguồn vốn dự kiến cho đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp là 650 triệu USD, trong đó nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới chiếm 61,5%, nguồn vốn ngân sách nhà nước chiếm 21,5%, số còn là nguồn tín dụng và một số nguồn viện trợ không hoàn lại của một số tổ chức quốc tế.
Để thực hiện được mục tiêu phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh, ngoài sự vào cuộc của các doanh nghiệp, người nông dân, sự ủng hộ của các tổ chức quốc tế, đòi hỏi sự vào cuộc của các cấp, các ngành, nhất là vai trò của chính quyền địa phương trong việc định hướng quy hoạch xây dựng vùng nguyên liệu chất lượng cao.