Xuất khẩu tôm giữ lợi thế cạnh canh trước các đối thủ mới nổi

Những tháng đầu năm ở ĐBSCL, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm bắt nhịp thị trường trong bối cảnh các đối thủ cũng có sự tiến bộ vượt bậc.

Vừa phục hồi vừa cạnh tranh

Vùng ĐBSCL có diện tích nuôi tôm nước lợ rộng lớn. Vừa trải qua một năm khó khăn chưa từng thấy vì những tháng xảy ra đại dịch Covid-19. Thủy sản xuất khẩu đứt gãy khâu vận chuyển. Cước phí vận tải biển tăng cao. Hoạt động sản xuất giảm do phải thực hiện nhiều biện pháp phòng dịch…

Nhìn lại 2021, một số doanh nghiệp đạt mức kim ngạch xuất khẩu cao. Đánh giá về mặt hiệu quả đạt được cho rằng: Đa phần doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản “ngậm bồ hòn làm ngọt”. Ngoại trừ các doanh nghiệp có đầu tư vùng nuôi tôm. Nhờ trúng tôm bù đắp nên mới đạt hiệu quả lợi nhuận khá cao.

Nói chung vấn đề trên vẫn là điểm lợi, nhưng cũng có điểm bất lợi. Bởi hiện thời các nước đối thủ của tôm Việt Nam đã mạnh lên rất nhiều.

Đơn cử như Ecuado, trong suốt năm 2021 hầu như không bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Còn Ấn Độ lúc đầu và giữa năm 2021 bị ảnh hưởng Covid mạnh. Nhưng đến cuối năm đã ổn định. Đặc biệt hơn, sản lượng tôm cả năm 2021 của Ấn Độ vẫn không giảm, đạt gần 1 triệu tấn. Còn Ecuado tăng và chạm mốc 1 triệu tấn tôm. Tôm Việt Nam năm 2021 cũng đạt khoảng 930.000 tấn.

Giữ lợi thế nhờ các hiệp định tương mại tự do

Tìm và giữ lợi thế cạnh tranh của tôm Việt Nam không phải là không có. Đó là hiện Việt Nam đang ở trình độ chế biến cao hơn. Chẳng hạn như tôm luộc đi ăn chơi chỉ có Việt Nam và Thái Lan làm được. Nhưng Thái Lan hiện giảm mạnh do thiếu hụt lao động.

Phân khúc cấp cao hiện gần như chỉ còn duy nhất Việt Nam. Còn ở châu Âu, Thái Lan mất ưu đãi thuế quan nên Việt Nam vẫn chiếm lĩnh phân khúc thị trường cao cấp. Tương tự, ở Nhật cũng vậy nên Việt Nam có điều kiện mua tôm nguyên liệu giá cao. Nên dù giá thành nuôi còn cao nhưng người nuôi vẫn còn có lãi.

Tuy nhiên, trước mắt, tôm Việt Nam xuất vào thị trường Anh vẫn thực hiện theo EVFTA. Thị trường Nhật có cạnh tranh nhưng không lớn do Việt Nam đang dẫn đầu thị trường này và ngày càng bỏ xa 2 đối thụ chính là hai nước nuôi tôm trong khu vực. Mặc dù không có cạnh tranh lớn với các nước nhưng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước là không ít.

Thế nhưng điểm yếu nhất của tôm Việt Nam khi xuất bán qua thị trường nước nầy là do cạnh tranh lẫn nhau bằng cách bán giá rẻ (gian lận trọng lượng). Đã từng doanh nghiệp có tiếng tăm từng bán hàng ở thị trường Hàn Quốc nhưng hiện vẫn không bán được vì lý do trên.

Theo Báo Nông Nghiệp

Bài đọc thêm:

  1. Năm 2021, Ecuador dẫn đầu thế giới về giá trị xuất khẩu tôm
  2. Xuất khẩu tôm sú của Bangladesh tăng mạnh trở lại
  3. Ả Rập Sau di dự kiến tăng xuất khẩu tôm sang Nga vào năm 2022

 

Popular Posts

Back To Top